Cách thực hiện:
– Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
– Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
– Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
– Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
– Bật điện cho mạch thí nghiệm.
– Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.
Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
Tức là bắt đầu từ thang lớn nhất, sau đó giảm dần thang đo đến khi chọn được thang lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị dòng điện cần đo.
– Đọc kết quả trên màn hình LCD.
Đo điện áp
–Qui trình sử dụng đồng hồ số đo điện áp một chiều V.DC và điện áp. ĐO ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU A.DC:
a. Đo điện áp:
– Để đồng hồ ở thang V- để đo điện áp một chiều.
– Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
– Quy tắc đo tương tự qui tắc đo của đồng hồ vạn năng kim chỉ thị. Kết quả đo đọc trực tiếp trên màn hình LCD.
b. Cách thực hiện
– Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
– Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.
– Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao.
-Đọc kết quả trên màn hình
2. ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU:
a. Đo điện áp:
– Để đồng hồ ở thang đo V~ để đo điện áp xoay chiều.
– Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
– Quy tắc đo tương tự qui tắc đo của đồng hồ vạn năng kim chỉ thị. Kết quả đo đọc trực tiếp trên màn hình LCD.
b.Cách thực hiện:
– Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
– Đặt chuyển mạch ở thang đo AC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.
– Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ
– Đọc kết quả trên màn hình.
Đo điện trở
–Qui trình sử dụng đồng hồ vạn năng số chỉ thị đo điện trở
Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị đo giá trị điện trởa. Chú ý:
– Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
– Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện – đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức (Bảng 1.2).
– Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
– Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.
b. Cách thực hiện:
– Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
– Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.– Giữ nguyên thang đo này, bỏ điện trở, chập que đo vặn núm chỉnh 0ΩADJ để kim chỉ ở điểm 0 động.
– Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
– Tính kết quả đo được
R = A x B
R – Giá trị thực của điện trở
A – Là số chỉ của kim trên cung chia độ
B – Là thang đo