MẠCH GHÉP TRANSISTOR – HỒI TIẾP

Tìm hiểu chi tiết về nguyên lý hoạt động & đặc điểm ứng dụng của Mạch Ghép Transistor – Hồi Tiếp… có điều gì cần lưu ý?

Mạch ghép transistor – hồi tiếp là một loại mạch điện tử phổ biến được sử dụng để tăng hiệu suất và điều chỉnh tín hiệu điện. Nó bao gồm ít nhất hai transistor được kết nối với nhau, tạo điều kiện cho tín hiệu từ một transistor ảnh hưởng đến transistor khác. Mạch ghép transistor – hồi tiếp thường được sử dụng trong thiết kế mạch công suất và điện tử.

TRANSISTOR GHÉP CACODE

Transistor ghép cacode là một biến thể của transistor dùng trong mạch ghép để cải thiện khả năng tắt và mở thông qua kết hợp các transistor NPN và PNP.

Mạch điện

Hình 4-1-1

Nguyên lý hoạt động

Trong mạch:

– R1, R2, R3: Cầu điện trở phân cực cho Q1, Q2

– C1: Thoát mass xoay chiều cho cực B của Q1 Tăng hệ số khuếch đại tín hiệu điện áp

– R4: Điện trở tải lấy tín hiệu ra của mạch.

– R5: Điện trở ổn định nhiệt cho mạch.

– C3: Thoát mass xoay chiều nâng cao hệ số khuếch đại tín hiệu.

– C2, C4: Tụ liên lạc tín hiệu vào và ra của mạch. Trong thiết kế tuỳ vào tần số tín hiệu đi qua mạch mà người ta có thể chọn giá trị của tụ sao cho phù hợp.

Nguyên lý hoạt động của Mạch ghép Transistor – Hồi Tiếp có thể được trình bày đơn giản như sau:

Khi có tín hiệu ngõ vào qua tụ liên lạc C2 đặt vào cực B của Q2, khuếch đại và lấy ra trên cực C (Mạch được coi như mắc theo kiểu EC, có hệ số khuếch đại dòng điện và điện áp lớn hơn 1. Lúc này tín hiệu được đảo pha và đưa vào chân E của Q1, (Mạch được coi như mắc theo kiểu BC chỉ dùng khuếch đại điện áp) và được lấy ra trên chân C của Q1 và lấy ra trên tụ C4. Tín hiệu giữ nguyên pha từ Q2. Như vậy tín hiệu ra ngược pha với tín hiệu vào.

Đặc điểm ứng dụng

Sự liên kết này phải được thiết kế sao cho tầng cực phát chung có tổng trở ra (tổng trở vào của tầng cực nền chung) khá lớn và độ lợi điện thế thấp cung cấp cho tầng cực nền chung để bảo đảm điện dung Miller ở ngỏ vào thấp nhất nên loại liên kết này hoạt động tốt ở tần số cao trong các thiết bị vô tuyến như Radio, Tivi…

Ngoài ra, trong thực tế có thể có thể sử dụng sơ đồ hai transistor khác loại như sau:

Hình 4-1-2

Đặc điểm của mạch là dùng 2 tầng khuếch đại mắc nối tiếp (Hình 4-1-3). Tầng thứ hai mắc theo kiểu BC để tăng tần số cắt, giảm nhiễu tạp, giảm thấp nhất hiệu ứng Miller ở tần số cao. Tầng thứ nhất theo kiểu EC, làm việc ở điện áp thấp, hệ số khuếch đại điện áp nhỏ để giảm hiệu ứng miller của tụ ở tần số cao. Song hệ số khuếch đại điện áp toàn mạch lại rất lớn (khoảng vài trăm lần). Mạch thường được dùng để khuếch đại điện áp tín hiệu ở các mạch có tín hiệu và tổng trở vào nhỏ. Như ngõ vào của các mạch khuếch đại cao tần của thiết bị thu vô tuyến.

Trên đây là các thông tin chi tiết về nguyên lý hoạt động & đặc điểm ứng dụng của Mạch ghép Transistor – Hồi Tiếp. Để biết thêm những thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trường dạy nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95  hoặc  0936 98 90 90.