CÁCH PHÂN BIỆT RƠ LE THỜI GIAN (ĐỒNG HỒ XẢ TUYẾT) LOẠI 1 VÀ LOẠI 2

Rơle thời gian, hay đồng hồ xả tuyết, được chia thành hai loại chính: Loại 1 và Loại 2. Sự phân biệt giữa chúng thường nằm ở cách chúng xử lý và giải quyết tác vụ. Rơle thời gian Loại 1 thường chú trọng vào độ chính xác và độ tin cậy cao, phù hợp cho các ứng dụng cần sự đồng đều trong quãng thời gian. Ngược lại, Loại 2 thường linh hoạt hơn, thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu tính linh động và thay đổi thời gian. Điều này giúp lựa chọn đồng hồ xả tuyết phù hợp với nhu cầu cụ thể của hệ thống. Tìm hiểu về Cách phân biệt rơ le thời gian (đồng hồ xả tuyết) loại 1 và loại 2 ở bài viết này nhé!

Chức năng của đồng hồ thời gian tủ lạnh

Rơ le thời gian ( Đồng hồ xả tuyết ) được lắp đặt trong tủ lạnh gián tiếp có chức năng điều khiển nguồn điện cho block và quạt để làm lạnh, điều khiển nguồn cho sấy để xả tuyết tự động.

Cấu tạo

Trong mạch điện tủ lạnh gián tiếp đang được sử dụng 1 trong 2 loại đồng hồ xả tuyết được gọi rơ le loại 1 ( 1-3) loại 2 (1-4) .Về cơ bản 2 loại này có cấu tạo và nguyên lý làm việc khá giống nhau,  gồm một động cơ điện AC có công  nhỏ, tổ hợp hệ thống bánh răng, bánh cam và tiếp điểm.

Sơ đồ đấu điện của 2 loại rơ le

Nhưng sơ đồ đấu điện về các chân khác nhau, khi thay thế sai loại tủ lạnh xảy ra 1 trong 2 hiện tượng sau:

+ Hiện tượng kém lạnh dần rồi mất lạnh là do lượng tuyết bám ở bề mặt dàn nhiều, nên khi sấy 30 phút tuyết vẫn chưa tan hết đã chuyển sang làm lạnh.

+ Hiện tượng tủ không hoạt động chỉ mình đèn sáng là do lượng tuyết ít CBA ngắt sớm nên role không quay không chuyển được sang chế độ làm lạnh.

Chính vì vậy mà chúng ta cần xác định đúng loại và lắp đặt đúng với sơ đồ đấu điện của mạch điện.

Mạch tủ lạnh gián tiếp sử dụng rơ le loại 1

Mạch điện tủ lạnh sử dụng rơ le loại 2

Cách phân biệt 2 loại rơ le

Cách 1

+ Giả sử rơ le loại I, Dùng đồng hồ vạn năng để thang X1k đo vào chân 1 và 3. Sau đó xoay trục cam ở 2 chế độ dài tiếp điểm ( 3 thông 4)và chế độ ngắn (3 thông 2)

+ Nếu cả 2 chế độ kim lên có giá trị điện trở của động cơ rơ le  từ 5k đến 30kΩ là role loại 1.

+ Nếu có 1 lần kim lên giá trị điện trở 5kꭥ- 30 kꭥ  và 1 lần kim không lên  là loại 2

Cách 2

+ Đối với role bên trong mạch điện ta có thể dựa vào mạch điện đó để biết được loại role, do rơ le đang được lắp đặt ở trong ngăn lạnh hoặc ở phía sau tủ lúc này chúng ta đo thông mạch chân tiếp điểm ngắn của đồng hồ.

+ Đối với loại 1 chân số 2 (chân chế độ ngắn) của role thời gian được nối với cảm biến âm,

+ Đối với rơle loại 2 (chân chế độ ngắn) chân số 2 được nối với sấy hoặc cầu chì nhiệt.

Cách 3

Ta có thể tháo phần nắp nhựa của rơ le rồi quan sát vào chân đấu điện cho động cơ trên 4 chân.

Trên đây là các thông tin chi tiết về cách phân biệt rơ le thời gian (đồng hồ xả tuyết) loại 1 và loại 2. Để biết thêm những thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trường dạy nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95  hoặc  0936 98 90 90.