Quạt gió ở máy điều hòa có nhiệm vụ đối lưu không khí qua dàn trao đổi nhiệt để làm tăng hoặc giảm môi trường sử dụng (nóng hay lạnh).cũng như lọc bụi bẩn, diệt khuẩn, hạn chế hơi ẩm trong không khí… Quạt gió hoạt động càng nhanh thì năng suất làm lạnh càng đạt được cao.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về quạt gió trong máy điều hòa cũng như các cách xác định các chân đấu điện của Động Cơ Quạt Gió 1pha Khối Trong Phòng 3 Tốc Độ Thay Đổi Bằng Dòng Điện.
Công dụng của quạt gió trong máy điều hòa
Trong quá trình sử dụng thì chúng ta không tránh được những hư hỏng liên qua đến quạt gió, nhưng cũng có rất nhiều loại quạt với các kiểu dáng chủng loại khác nhau như:
+ Quạt AC Hay quạt DC, Quạt máy điều hòa thường hay quạt máy invecter… phương pháp thay đổi về tốc độ quay cũng khác nhau như
+ Phương pháp thay đổi tốc độ quat bằng dòng điện
+ Phương pháp thay đổi tốc độ quay bằng điện áp
+ Phương pháp thay đổi tốc độ quay bằng tần số
Chính vì vậy chúng ta cần xác định đúng loại để lắp đặt theo sơ đồ:
Cách xác định các chân đấu điện của động cơ quạt gió 3 tốc độ thay đổi bằng dòng điện
Máy điều hòa dân dụng nhỏ sử dụng chủ yếu là động cơ 1 pha, đối với động cơ quạt 3 tốc độ ngoài 2 cuộn dây R, cuộn S, bên trong động cơ còn có 2 cuộn dây số, loại động cơ 1 pha khi đấu nối chủ yếu là cách đấu nối tiếp, nhưng vẫn còn các đấu nối hình sao, và điện trở cuộn dây làm việc > điện trở cuộn dây khởi động > điện trở của 1 cuộn dây số
Cách xác định:Trước tiên ta giả sử động cơ đang sử dụng các mắc nối tiếp sau đó đo và xác định các chân đấu điện của động cơ mắc nối tiếp rồi cộng tổng giá trị điện trở các cuộn dây lại nếu bằng với giá trị điện trở lớn nhất trong 10 lần đo thì đó là động cơ mắc nối tiếp, nhưng nếu lớn hơn lần đo lớn nhất thì đó là động cơ mắc hình sao, lúc này cấp điện theo đúng sơ đồ đấu điện nếu động cơ quay ngược, dòng làm việc của động cơ lớn hơn dòng định mức ta đổi dây làm việc ( Dây chạy ) và dây khởi động ( Dây đề ) cho nhau
- Cách mắc nối tiếp:
Đối với quạt 5 đầu dây ta có 10 lần đo, có10 cặp giá trị điện trở khác nhau, lần đo nào có giá trị điện trở lớn nhất là chân chạy và chân để chụm 3 chân số đo với hai chân (R,S)lần đo nào có điện trở lớn là chân R điện trở nhỏ là chân S .lấy chân R đo với 3 chân số
– Chân nào có giá trị điện trở nhỏ là C1 có tốc độ nhanh.
– Chân nào có điện trở trung bình là C2 có tốc độ trung bình.
– Chân nào có điện trở lớn là C3 có tốc độ chậm.
- Cách mắc hình sao:
– Động cơ có 5 đầu dây ta có 10 lần đo, lần đo nào có điện trở lớn nhất là chân R và C1. Còn lại là C3, C2 và (S), ta chụm 3 chân đó lại với nhau sau đó với C1 và R lần đo nào có giá trị điện trở lớn là R. Có giá trị điện trở nhỏ là C1 tốc độ chậm. Từ C1 đo với 3 chân còn lại, lần đo nào có giá trị điện trở nhỏ là C2 tốc độ trung bình, có giá trị điện trở trung bình là C3 tốc độ nhanh, có giá trị điện trở lớn là chân (S) đề.
Như vậy với bài viết trên đây, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về quạt gió trong máy điều hòa cũng như các cách xác định các chân đấu điện của Động Cơ Quạt Gió 1pha Khối Trong Phòng 3 Tốc Độ Thay Đổi Bằng Dòng Điện. Để biết thêm những thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trường dạy nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95 hoặc 0936 98 90 90.