CÁC PHƯƠNG PHÁP NẠP ĐIỆN, CÁCH KIỂM TRA, SỬA CHỮA ẮC QUY Ô TÔ

Ắc quy ô tô là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe, cung cấp năng lượng cho hệ thống khởi động và các thiết bị điện tử khác. Để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt, việc nắm vững các phương pháp nạp điện, cách kiểm tra và sửa chữa ắc quy ô tô là điều cần thiết. Dưới đây là những thông tin hữu ích về chủ đề này.

CÁC PHƯƠNG PHÁP NẠP ĐIỆN CHO ẮC QUY AXIT

Nạp điện cho ắc quy nhằm phục hồi, bổ sung năng lượng điện cho ắc quy để ắc quy có thể tái sử dụng nhiều lần, ta có thể nạp theo phương pháp dòng điện không đổi, điện áp không đổi hoặc phương pháp hỗn hợp, sau đây là chi tiết cách sạc của 2 phương pháp:

Phương pháp nạp với dòng điện không đổi

Trong suốt quá trình nạp duy trì dòng nạp có giá trị không đổi(bằng một hằng số).

Phương pháp này thường được ứng dụng nạp điện lần đầu cho ắc quy mới, nạp cho ắc quy sau đại tu, nạp định kỳ và nạp bổ sung thường xuyên.

Chọn In=0,1Q(Q là dung lượng của ắc quy); In là cường độ dòng điện nạp cho ắc quy.

  • Ví dụ: Ắc quy có Q=100Ah thì chọn In=10A

Điện áp chọn theo cấp U=12v hoặc U=24v tùy theo ắc quy cần nạp.

  • Ưu điểm: Nạp no, dùng bền
  • Nhược điểm:Thời gian nạp lâu(10h), phải theo dõi để điều chỉnh dòng nạp thường xuyên.

Khi ắc quy sôi ta chỉnh dòng sạc còn ½ và cho sạc thêm vài giờ nữa cho ắc quy đủ no rồi mới kết thúc quá trình nạp.

Các bước nạp điện cho ắc quy với phương pháp dòng điện không đổi:

  Cách đấu dây từ máy xạc vào bình ắc quy

Phương pháp nạp với điện áp không đổi

Phương pháp này thường được ứng dụng nạp điện bổ sung thường xuyên.Trên ô tô máy phát xạc điện cho ắc quy cũng là phương pháp nạp với điện áp không đổi(Un=const)

Chọn Un=14v÷15v(đối với ắc quy 12V);

  • Ưu điểm: Nạp nhanh
  • Nhược điểm: Chóng hết điện, hay bị cong vênh các bản cực do dòng nạp ban đầu rất lớn (có thể̉ lên tới 50A đối với bình có Q≤100Ah).

Đối với phương pháp sạc điện áp không đổi thì ta chỉ chọn Un=14,5V và cho sạc suốt quá trình cho đến lúc ắc quy sôi. Phương pháp này lúc đầu dòng sạc khá lớn sau đó giảm dần.

Cần nắm vững cách sạc acquy ô tô để đảm bảo an toàn và hiệu quả

Cách đấu bình ắc quy song song

Đối với bình ắc quy mắc song song, ta có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sạc dưới đây:

– Sạc riêng lẻ từng ắc quy: Ngắt từng ắc quy ra khỏi hệ thống, sau đó sạc từng bình cho đến khi đầy, đợi bình ổn định lại để lắp vào hệ thống như ban đầu.

– Sạc đồng thời các ắc quy:  Ta tiến hành đo dòng nạp trên từng ắc quy để chắc chắn dòng sạc không vượt quá dòng định mức của máy xạc tránh cho máy xạc bị quá tải. Ví dụ máy sạc chỉ sạc được dòng không quá 30A thì dòng nạp tổng các bình sạc song song phải nhỏ hơn 30A.

Hướng dẫn sạc ắc quy ô tô mắc nối tiếp

Đối với máy xạc có mức điện áp từ 24V trở lên thì ta nên mắc các ắc quy nối tiếp. Trong quá trình sạc, cần lưu ý những vấn đề:
– Cách sạc điện và thời gian sạc giống với thời gian sạc bình ắc quy 12V nhưng dòng điện nạp chọn theo ắc quy có dung lượng nhỏ nhất .

– Thường xuyên đo và kiểm tra trong quá trình sạc, điện áp trên mỗi bình có chênh lệch không. Nếu có sự chênh lệch lớn thì cần chuyển sang xạc từng bình.

Cách đấu cực ắc quy vào máy sạc tự động khi sạc đủ điện thì máy sạc tự ngắt.

CÁC NỘI DUNG CẦN BẢO DƯỠNG ẮC QUY

1. Luôn bảo đảm đủ mức dung dịch (trên các tấm cực 1,5 cm)
2. Bề mặt bình ắc quy phải luôn khô ráo tránh hiện tượng tự phóng điện

3. Kiểm tra thông các lỗ thông hơi trên các nút đậy;

 

4. Định kỳ 4 tháng/ lần phải tháo ắc quy ra khỏi xe đưa về xưởng nạp no (In=cónst);

– Đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng:Điện áp của ắc quy phải đạt từ 12V-12,6V

– Đo điện áp bằng vôn kế phụ tải.

Điện áp(V) 10,2-11 9,6-10,2 8,4-9,6 7,8-8,4
Dung lượng(%) 100 75 50 25

– Đo ở chế độ có tải ấn 5 giây sau đó mới đọc kết quả điện áp của ắc quy, kết quả U≥9,6V thì còn dùng được, nhỏ hơn thì bỏ.

5, Cách pha chế dung dịch: phải đổ từ từ axit vào nước mà không được làm ngược lại. Pha chế dung dịch phải đúng quy trình là đổ từ từ axit vào nước cất theo tỷ lệ 1l axit đậm đặc pha với 3,2 l nước cất, ta sẽ được nồng độ dung dịch là 1,25 g/cm3,dùng tỷ trọng kế để kiểm tra nồng độ dung dịch).

MỘT SỐ HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SỬA CHỮA ẮC QUY

Nguyên nhân khiến bình ắc quy ô tô bị hỏng

Bình ắc quy có công dụng chính là cung cấp nguồn điện trong quá trình khởi động của ô tô, hệ thống đèn, còi, điều hòa, phun xăng,…Đây là một trong những bộ phận có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho ô tô. Tuy nhiên, vì một số lý do mà bình có thể bị hết điện đột ngột hay hư hỏng, khiến ta không thể khởi động xe.

Để có thể khắc phục được tình trạng này,ta cần xác định đúng nguyên nhân khiến bình bị hỏng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Không khởi động ô tô trong thời gian dài dẫn đến xảy ra hiện tượng hao điện, hiệu điện thế bị hao hụt do phải cung cấp điện để duy trì hoạt động cho hệ thống chống trộm, hệ thống cảnh báo,… Điều này khiến cho bình bị hết năng lượng, thậm chí là bị hỏng.
  • Cách sạc ắc quy ô tô không đúng, làm cho tuổi thọ của bình bị giảm hay tệ hơn là cháy nổ, hư hỏng.
  • Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng gây ảnh hưởng đến bình ắc quy như để xe ô tô bị ngập nước, bật quá nhiều thiết bị như đèn pha, điều hòa, đèn trang trí trong xe,…
  • Xe ô tô quá cũ cũng là nguyên nhân khiến bình ắc quy bị hỏng.
  • Chạy xe trong điều kiện môi trường bên ngoài quá nóng hay quá lạnh làm cho các dung dịch bên trong bình bị ảnh hưởng.
  • Lái xe với các đoạn đường ngắn một cách liên tục khiến quá trình sạc lại ắc quy bị ngắt quãng, làm cho dung lượng của bình bị giảm sút.

Một số bệnh thường gặp và cách khắc phục:

a, Các cọc bình bị oxy hóa;

Khắc phục: dùng máy tua hoặc dao cạo sạch, dùng giấy ráp đánh sạch.
b, Bệnh Sun phát hóa bản cực;
Nguyên nhân:

Mức dung dịch quá thấp;

Nồng độ dung dịch quá cao;

Lưu giữ trong kho lâu ngày không nạp điện bổ sung;

Khắc phục:

Súc rửa, thay dung dịch mới sau đó nap với dòng nhỏ(In=0,05Q).

c, Bệnh cong vênh các bản cực:
Nguyên nhân:

Nạp điện với dòng quá lớn hoặc thời gian nạp quá lâu;

Nồng độ và nhiệt độ dung dịch quá cao;

Khắc phục:

Thay các bản cực mới, sau đó nạp lại với phương pháp dòng điện không đổi
 d, Bệnh tự phóng điện:
Nguyên nhân:

Để mặt nắp bình quá bẩn, ẩm ướt;

Dung dịch có lẫn các tạp chất như sắt, đồng;

Chạm chập bên trong do hỏng tấm ngăn.

Khắc phục:

Lau sach mặt nắp bình;

Đổ hết dung dịch cũ, thay nước cất ngâm trong 3 giờ, sau đó đổ ra, làm lại 2 đến 3 lần.

Cuối cùng đổ dung dịch mới vào, nạp no với phương pháp nap dòng điện không đổi.

Trên đây là một số thông tin để bạn đọc tham khảo và ứng dụng vào việc chăm sóc bảo dưỡng cho ắc quy tốt hơn.

Trên đây là các thông tin chi tiết về hướng dẫn các phương pháp nạp điện, cách kiểm tra và sửa chữa ắc quy ô tô. Để biết thêm những thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trường dạy nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95  hoặc  0936 98 90 90.