Cầu Chủ Động Trong Hệ Thống Truyền Lực Của Ô Tô

Trong hệ thống truyền lực của ô tô, cầu chủ động đóng vai trò quan trọng trong việc truyền mô-men xoắn từ hộp số đến các bánh xe chủ động, giúp xe tiến hoặc lùi. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về cấu tạo, chức năng, các hiện tượng hư hỏng thường gặp và cách khắc phục liên quan đến cầu chủ động.

Khái Quát Chung Về Cầu Chủ Động

Cầu chủ động là một cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực của ô tô, có nhiệm vụ nhận mô-men xoắn từ hộp số và truyền đến các bánh xe chủ động làm cho xe tiến hoặc lùi.

Cầu chủ động bao gồm các bộ phận chính:

  • Truyền lực chính
  • Bộ vi sai
  • Bán trục
  • Hộp cầu

Các bộ phận trong cầu chủ động có các công dụng sau:

  • Truyền lực chính: Dùng để tăng mô-men xoắn và truyền mô-men xoắn đến các bánh xe chủ động, thay đổi phương truyền mô-men xoắn vuông góc với trục dọc của thân xe.
  • Bộ vi sai: Bảo đảm tốc độ góc ở các bánh xe chủ động khác nhau khi ô tô quay vòng, khi chuyển động trên đường không bằng phẳng hoặc khi có sai lệch về kích thước lốp, đồng thời phân phối lại mô-men xoắn trong các trường hợp nêu trên.
  • Bán trục: Truyền mô-men xoắn từ bộ vi sai đến các bánh xe chủ động bên trái và bên phải.
  • Hộp cầu: Gá lắp các chi tiết của truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục và các bánh xe chủ động, đồng thời đỡ trọng lượng được treo của ô tô tác dụng lên cầu chủ động.

Yêu cầu đối với cầu chủ động trong quá trình hoạt động của xe:

  • Đảm bảo truyền được mô-men xoắn tới các bánh xe chủ động.
  • Đảm bảo sự khác tốc của bánh xe bên trái và bên phải khi xe quay vòng.
  • Không tạo ra tiếng kêu khi xe đang chạy.

Sơ đồ Hệ thống truyền lực trên xe Ô tô

Đặc Điểm Kết Cấu Các Cụm Chi Tiết Trong Cầu Chủ Động

1. Bánh răng chủ động của truyền lực chính

2. Bánh răng bị động của truyền lực chính

3,4.Vỏ của bộ vi sai

5. Bánh răng bán trục

6. Bánh răng côn của bộ víai

7.Trục chữ thập

8. Bán trục bên trái

9. Bán trục bên phải

Sơ đồ cấu tạo Cầu chủ động

Đặc Điểm Các Bộ Phận

Truyền Lực Chính

Truyền lực chính dùng để tăng mô-men xoắn và truyền mô-men xoắn đến các bánh xe chủ động, thay đổi phương truyền mô-men xoắn vuông góc với trục dọc của thân xe.

Có hai loại truyền lực chính:

  • Truyền lực chính loại đơn: Thường sử dụng dạng truyền động bằng cặp bánh răng côn, truyền động hypoit hoặc truyền động trục vít bánh vít. Loại bánh răng côn được sử dụng rộng rãi trên các ô tô vì làm việc êm ở mọi tốc độ, khả năng truyền lực tốt, đảm bảo ăn khớp và độ bền cao, kích thước cầu xe nhỏ nhưng tỷ số truyền lớn.
    Hình ảnh: Sơ đồ truyền lực chính loại đơn trên ô tô
    Trong hình:

    a) Loại bánh răng côn
    b) Truyền động hypoit
    c) Truyền động trục vít bánh vít
    1- Bánh răng chủ động
    2- Bánh răng bị động
    3- Trục vít
    4- Bánh vít
  • Truyền lực chính loại kép: Sử dụng trên ô tô cần tỷ số truyền lớn nhưng vẫn đảm bảo kích thước cầu xe nhỏ gọn. Cấu tạo gồm một cặp bánh răng côn và một cặp bánh răng trụ, bố trí theo kiểu tập trung hoặc phân tán.

 

Sơ đồ truyền lực chính loại đơn trên ôtô

  • Trong hình:
    a) Loại bố trí tập trung
    b) Loại bố trí phân tán
    1- Trục chủ động
    2- Cặp bánh răng côn
    3- Trục trung gian
    4- Bộ vi sai
    5- Trục bị động
    6- Cặp bánh răng trụ
    7- Truyền lực cạnh
    8- Bánh xe

Đặc điểm của truyền lực chính loại kép:

  • Bố trí tập trung: Mô-men xoắn truyền qua bộ vi sai lớn, cần các chi tiết có độ cứng vững cao.
  • Bố trí phân tán: Cồng kềnh, phức tạp.

Bộ Vi Sai

Bộ vi sai bảo đảm tốc độ góc ở các bánh xe chủ động khác nhau khi ô tô quay vòng, chuyển động trên đường không bằng phẳng hoặc khi có sai lệch về kích thước lốp, đồng thời phân phối lại mô-men xoắn.

Sơ đồ cấu tạo bộ vi sai:

1- Trục chủ động;

2- Cặp bánh răng côn;

3- Trục trung gian;

4- Bộ vi sai;

5- Trục bị động;

6- Cặp bánh răng trụ;

7- Truyền lực cạnh;

8- Bánh xe.

Sơ đồ bố trí truyền lực chính loại kép

a) Loại bố trí tập trung; b) Loại bố trí phân tán.

Nguyên lý hoạt động:

  • Khi lực cản ở hai bánh xe chủ động bằng nhau, bánh xe quay cùng tốc độ góc của vỏ vi sai. Bánh răng hành tinh quay cùng vỏ vi sai.
  • Khi lực cản khác nhau (quay vòng, đường không bằng phẳng, sai lệch lốp), bánh xe có lực cản nhỏ quay nhanh hơn, bánh xe có lực cản lớn quay chậm lại.
1. Vỏ bộ Vi sai;

2. Bánh răng bán trục;

3. Bánh răng hành tinh;

4. Bánh răng bị động truyền lực chính;

5. Trục chữ thập;

I,II. Bán trục              

Bộ vi sai bánh răng côn đối xứng

Trường hợp đặc biệt:

  • Bánh xe bị trượt quay: Bánh xe kia đứng im, lốp nhanh mòn, xe không chuyển động.
  • Phanh tay hệ thống truyền lực: Vỏ vi sai hãm cứng, bánh xe quay ngược chiều nhau, nguy hiểm khi xe đang chạy tốc độ cao.

Hiện Tượng, Nguyên Nhân Hư Hỏng Và Cách Kiểm Tra, Khắc Phục

Hiện Tượng Bị Chảy Dầu Cầu

1. Nguyên nhân:

  • Phớt cao su đầu trục quả dứa rách, mòn, chai cứng.
  • Gioăng đệm cầu rách.
  • Bu lông bắt không đều hoặc lỏng.
  • Vỏ cầu nứt vỡ, ren hỏng.
  • Cổ trục mòn.
  • Dầu quá nhiều, lỗ thông hơi tắc.

2. Kiểm tra và khắc phục:

  • Quan sát hai đầu ống vỏ cầu và đầu liên kết trục các đăng, nếu chảy dầu, thay phớt.
  • Kiểm tra mối tiếp xúc vỏ cầu, nếu chảy dầu, thay đệm mới hoặc siết chặt bu lông, ê-cu.
  • Tháo kiểm tra bạc đạn đỡ đầu trục nắp, nếu có độ rơ, thay mới.
  • Kiểm tra lỗ thông hơi, nếu bẩn, vệ sinh; nếu biến dạng, nắn lại.

Hiện Tượng Khi Xe Chạy Có Tiếng Kêu Ở Cầu Chủ Động

1. Nguyên nhân:

  • Thiếu dầu bôi trơn.
  • Bánh răng truyền lực chính mòn không đều, khe hở lớn.
  • Trục và then hoa mòn.
  • Ổ bi mòn, hỏng.
  • Điều chỉnh độ rơ không đúng.

2. Kiểm tra và khắc phục:

  • Kiểm tra mức dầu, bổ sung hoặc thay mới nếu cần.
  • Tháo đùm cầu hoặc mặt nắp cầu chủ động, kiểm tra:
    • Cách 1: Giữ một chi tiết của cặp bánh răng, xoay; nếu độ rơ lớn, bánh răng mòn.
    • Cách 2: Dùng đồng hồ so đo ngoài; khe hở > 0,13-0,18mm, bánh răng mòn.
  • Khắc phục: Hiệu chỉnh bằng cách nới đai ốc bên phải, vặn đai ốc bên trái.
  • Kiểm tra ổ bi trục nắp:
    • Cách 1: Kích bánh xe, lắc ngang/dọc; độ dơ hoặc tiếng kêu lạo xạo, ổ bi mòn hoặc biến dạng.
    • Cách 2: Tháo, giữ một áo bi, lắc xoay áo bi kia; độ rơ hoặc sượng, kêu, ổ bi hỏng.
  • Khắc phục: Thay mới.

Hiện Tượng Khi Xe Chạy Vào Vòng Cua Có Tiếng Kêu Ở Cầu Chủ Động

a. Nguyên nhân:

  • Bánh răng bán trụcbánh răng hành tinh mòn.
  • Khe hở bánh răng vi sai quá nhỏ.
  • Khe hở then hoa đầu trục nắp lớn.
  • Trục bánh răng hành tinh mòn.

b. Kiểm tra và khắc phục:

  • Kiểm tra độ mòn bánh răng vi sai:
    • Cách 1: Dùng thước lá đo khe hở; > 0,06-0,20mm, bánh răng mòn. Khắc phục: Thay căn đệm.
    • Cách 2: Dùng đồng hồ so đo ngoài; > 0,06-0,20mm, bánh răng mòn. Khắc phục: Thay căn đệm.
  • Kiểm tra trục nắp:
    • Lắp trục, xoay; có độ rơ, thay mới.
  • Kiểm tra trục bánh răng hành tinh:
    • Cách 1: Dùng thước kẹp đo; khe hở > 0,02mm, mòn; > 0,05mm, thay mới.
    • Cách 2: Quan sát bề mặt; có gờ, mòn. Khắc phục: Thay mới.

Hiện Tượng Khi Vào Số, Xe Chưa Chuyển Bánh Thấy Có Tiếng Kêu Ở Cầu Chủ Động

a. Nguyên nhân:

  • Trục nắp gãy.
  • Bánh răng truyền lực chính vỡ.
  • Bánh răng vi sai vỡ.

b. Cách kiểm tra và khắc phục:

  • Kiểm tra sơ bộ:
    • Tiếng va đập từ ống vỏ cầu, trục nắp hỏng.
    • Tiếng vọng từ đùm cầu, bánh răng vành chậu hoặc bộ vi sai hỏng.
  • Khắc phục trục nắp:
    • Loại có moay ơ bánh xe:
      • Tháo bu lông, tháo phần nắp gãy.
      • Dùng ống tuýp lấy phần gãy bên trong; nếu không, hạ cầu để tháo.
    • Lưu ý: Có xe phải tháo bánh xe trước.
    • Loại không có moay ơ bánh xe:
      • Tháo bánh xe, tháo phần nắp gãy.
      • Dùng ống tuýp lấy phần gãy; nếu không, hạ cầu để tháo.

Trên đây là đặc điểm kết cấu, nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục các hư hỏng của cầu chủ động trong hệ thống truyền lực của ô tô. Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Trường Dạy Nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95 hoặc 0936 98 90 90.