Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Ly Hợp Ma Sát Khô Sử Dụng Trên Ô Tô

Trong hệ thống truyền lực của ô tô, ly hợp ma sát khô đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp tạo ra sự kết nối giữa động cơ và bánh xe mà còn bảo vệ hệ thống truyền động khỏi những sự cố quá tải. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách bảo dưỡng ly hợp ma sát khô.

Nhiệm vụ của ly hợp

Ly hợp là một cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực nằm giữa động cơ và hộp số chính nó có những nhiệm vụ sau đây:

  • Tạo khả năng đóng ngắt mạch truyền lực từ động cơ tới các bánh xe chủ động, ly hợp phải đóng ngắt êm dịu nhằm giảm tải trọng động và thực hiện trong thời gian ngắn.
  • Khi chịu tải quá lớn ly hợp đóng vai trò như một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho HTTL và động cơ.
  • Khi có hiện tượng cộng hưởng có khả năng dập tắt dao động nhằm nâng cao chất lượng truyền lực.

Sơ đồ Hệ thống truyền lực trên Ô tô

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ly hợp ma sát khô loại đơn

  • Truyền được mômen quay lớn nhất của động cơ mà không bị trượt trong mọi điều kiện sử dụng.
  • Khi đóng ly hợp phải êm dịu không gây va đập trong hệ thống truyền lực.
  • Khi mở ly hợp phải nhanh và dứt khoát để việc gài số được êm dịu.
  • Giảm mô men quán tính của các bộ phận bị động bên trong ly hợp để giảm bớt tải trọng va đập lên các bánh răng của hộp số khi sang số.
  • Điều khiển ly hợp dễ dàng, lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp phải nhỏ.
  • Các bề mặt ma sát của ly hợp thoát nhiệt tốt, đảm bảo sự làm việc bình thường của ly hợp
  • Kết cấu đơn giản dễ sửa chữa.

Phân loại ly hợp

 Phân loại theo số lượng của đĩa ma sát

+ Ly hợp đơn: có một đĩa ma sát.

+ Ly hợp kép: có hai đĩa ma sát.

+ Ly hợp nhiều đĩa ma sát.

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ly hợp ma sát khô loại đơn

Sơ đồ cấu tạo

Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát khô loại đơn

1- Trục khuỷu động cơ;2- Bánh đà; 3- Đĩa bị động; 4- Thân ly hợp; 5-Đĩa ép; 6- Cần tách; 7- Giá đỡ; 8- Vòng bi mở; 9,14- Lò xo hồi vị; 10- Trục bị động; 11- Càng mở; 12- Bàn đạp; 13- Thanh kéo; 15- Lò xo ép;

– Bộ phận chủ động: Gồm Bánh đà (2), thân ly hợp (4), đĩa ép(5), càng mở (6);  Giá đỡ(7), lò xo ép(15)

– Bộ phận bị động: gồm đĩa bị động (3) và trục bị động (10):

– Bộ phận dẫn động điều khiển: gồm có bàn đạp (12), thanh kéo (13), càng mở (11), vòng bi mở (8,) và các lò xo hồi vị (9); (11).

Đối với ly hợp dẫn động bằng thủy lực thì đòn bẩy và thanh kéo được thay bằng xy lanh chính, xy lanh công tác và đường ống dẫn dầu.

Nguyên lý hoạt động

– Khi cắt động lực: Người lái tác dụng lên bàn đạp ly hợp một lực, thông qua cơ cấu dẫn động làm cho vòng bi mở dịch chuyển đẩy cho đầu trong của cần tách đi vào, đầu ngoài cần tách kéo đĩa ép đi ra nén các lò xo ép lại. Phần chủ động được tách khỏi phần bị động, động lực cắt.

 – Khi nối động lực: Người lái thôi tác dụng lên bàn đạp, thông qua các lò xo hồi vị kéo các chi tiết dẫn động điều khiển về vị trí cũ, đầu trong của cần tách được tự do. Các lò xo ép đĩa ép, đĩa bị động và mặt trong bánh đà thành một khối. Mô men xoắn của động cơ được truyền từ phần chủ động sang phần bị động của ly hợp và tới hệ thống truyền lực, động lực được nối.

Ly hợp ma sát khô loại kép

Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát khô loại kép

Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát khô loại kép

1- Trục khuỷu động cơ; 2- Bánh đà; 3- Đĩa bị động; 4- Thân ly hợp; 5- Đĩa ép; 6- Cần tách; 7- Giá đỡ; 8- Vòng bi mở; 9,14- Lò xo hồi vị; 10- Trục bị động; 11- Càng mở; 12- Bàn đạp; 13- Thanh kéo; 15- Lò xo ép; 16- Bu lông hạn chế hành trình; 17- Đĩa ép trung gian; 18- Lò xo tách;

Nguyên lý hoạt động

– Ly hợp ma sát khô loại kép: Có cấu tạo và nguyên lý làm việc tương tự ly hợp ma sát khô loại đơn nhưng có đặc điểm khác về cấu tạo là: Ở ly hợp ma sát khô loại đơn có 1 đĩa chủ động và 1 đĩa bị động còn ly hợp ma sát khô loại kép có 1 đĩa ép ngoài, 1 đĩa ép trung gian và 2 đĩa ép bị động; trong đó đĩa ép trung gian không tiếp xúc với các đĩa ép bị động nhờ bu lông lắp ở thân ly hợp và lò xo đặt giữa bánh đà với đĩa ép trung gian.

Các phương pháp dẫn động ly hợp

Điều khiển dẫn động ly hợp bằng cơ khí

Cấu tạo gồm:

1. Bàn đạp ly hợp

2. Cáp ly hợp

3. Càng cắt ly hợp

4. Bạc cắt ly hợp

5. Đĩa ly hợp

6. Lò xo hồi vị

Sơ đồ điều khiển dẫn động ly hợp bằng cơ khí

Điều khiển dẫn động Ly hợp bằng thủy lực

Sơ đồ điều khiển dẫn động ly hợp bằng thủy lực

Chú ý trong sử dụng ly hợp ma sát khô

  • Không để dầu mỡ dính vào các bề mặt ma sát.
  • Không nhả bàn đạp ly hợp đột ngột.
  • Thường xuyên kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp.
  • Định kỳ kiểm tra, bổ sung mỡ bôi trơn cho vòng bi mở.

Một số hư hỏng cách kiểm tra và khắc phục

Hư hỏng 1: Lá côn, mâm ép bánh đà bị mòn, Bề mặt lá côn, mâm ép, bánh đà bị mòn cháy.

  • Hiện tượng: Khi xe có tải thường bị lì xe, Có thể có mùi khét hoặc bốc khói ở ly hợp
  • Nguyên nhân: Do quá trình làm việc lâu ngày; Do tài xế luôn rà chân côn, Do xe quá tải hoặc Do quá trình tháo lắp không đúng yêu cầu
  • Tác hại: Không tạo ma sát (Trượt côn) không truyền được mô men truyến.
  • Kiểm tra khắc phục: Tháo và quan bề mặt nếu bị mòn hoặc cháy ta thay mới, Còn bề mặt mân ép, bánh đà ta có đem láng lại hoặc thay mới.

Hư hỏng 2: Bị dính dầu trên các bề mặt lá côn, mâm ép, bánh đà

  • Hiện tượng: Khi xe có tải thường bị lì xe, Có thể có mùi khét hoặc bốc khói ở ly hợp
  • Nguyên nhân: Hỏng phớt đuôi trục cơ, Hỏng phớt trục sơ cấp hộp số.
  • Tác hại: Làm cho ly hợp trượt
  • Kiểm tra khắc phục: Tháo và quan bề mặt. Nếu dính dầu ta tiến hành vệ sinh bằng xăng hoặc nước xà phòng rồi thổi khô. đồng thời kiểm tra phớt dầu nếu hỏng thay mới.

Hư hỏng 3: Bề mặt lá côn dính trên bề mặt bánh đà và mâm ép.

  • Hiện tượng: Khi thay đổi số có tiếng kêu hoặc không vào được số tạo chân dung bàn đạp ly hợp
  • Nguyên nhân: Do tài xế luôn mớm chân côn, Do xe quá tải, Do quá trình tháo lắp không đúng yêu cầu.
  • Tác hại: Không tách được ly hợp khi đạp bàn đạp kịch sàn.
  • Kiểm tra khắc phục: Tháo và quan bề mặt rồi vệ sinh hoặc thay mới lá côn. Còn bề mặt mâm ép, bánh đà ta có đem láng lại.

Hư hỏng 4: Lò so hồi vị bị biến dạng, tính đàn hồi kém

  • Hiện tượng: Khi xe có tải thường bị lì xe. Có thể có mùi khét hoặc bốc khói ở ly hộ hoặc tạo tiếng kêu khi vào số
  • Nguyên nhân: Do quá trình làm việc. Vỡ đệm lò xo đối với loại 3 đầu cần bây. Hoặc do quá trình lắp không đúng yêu cầu.
  • Tác hại: Làm cho ly hợp trượt, hoặc ly hợp cắt không hết.
  • Kiểm tra khắc phục: Tháo và quan bề mặt xem các thanh lò xo hoặc 3 đầu cần bầy có đều nhau không nếu không ta ta phải hiệu chỉnh lại hoặc thay mới.

Hư hỏng 5: Vòng bi cắt ly hợp bị hỏng

  • Hiện tượng: Tạo ra các tiếng kêu khi cắt hoặc nhả bàn đạp ly hợp.
  • Nguyên nhân: Do bị kẹt vòng bi, Do vòng bi mòn, Do hết mỡ bôi trơn hoặc do ổ bị dính cát bẩn.
  • Tác hại: Có thể làm mòn 3 đầu cần bẩy hoặc đĩa lò so.
  • Kiểm tra khắc phục: Tháo và quan sát. Lắc ổ bi để kiểm tra, Xoay ổ bi để kiểm tra kẹt, bẩn để có biện pháp khắc phục cụ thể.

Ngoài ra Ly hợp còn có nhiều hiện tượng hư hỏng khác, tùy theo từng hiện tượng mà ta đưa ra phương pháp kiểm tra sửa chữa tối ưu nhất.

Bài viết này cung cấp cái nhìn toàn diện về ly hợp ma sát khô, giúp người đọc nắm bắt được các kiến thức cơ bản và áp dụng trong việc bảo dưỡng và vận hành ô tô. Để biết thêm những thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trường dạy nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95  hoặc  0936 98 90 90.