Hộp số cơ khí 3 trục là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền lực của ô tô, thực hiện nhiệm vụ truyền và điều chỉnh mô-men xoắn từ động cơ tới cầu chủ động và các bánh xe. Bên cạnh đó, hộp số còn hỗ trợ thay đổi chiều chuyển động (tiến – lùi), ngắt mô-men trong thời gian dài, và trích công suất cho các thiết bị khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý làm việc cũng như các hiện tượng hư hỏng thường gặp và cách kiểm tra, khắc phục hiệu quả.
Giới Thiệu Về Hộp Số Cơ Khí 3 Trục Trên Ô Tô
Hộp số cơ khí 3 trục đảm bảo thực hiện các chức năng sau:
- Truyền mô-men từ bộ ly hợp đến trục các đăng, tới cầu chủ động và bánh xe.
- Thay đổi mô-men truyền để phù hợp với tốc độ, tải trọng, lực cản của xe.
- Thay đổi chiều chuyển động: Giúp xe di chuyển tiến hoặc lùi.
- Ngắt mô-men trong thời gian dài khi xe dừng nhưng động cơ vẫn nổ (vị trí “mo”).
- Trích công suất cho một số thiết bị chuyên dụng khác.
Yêu Cầu Đối Với Hộp Số Cơ Khí 3 Trục
- Truyền đủ mô-men khi xe chạy.
- Dễ thao tác, nhẹ nhàng khi vào số hoặc chuyển số.
- Hoạt động êm, không gây tiếng kêu lớn.
- Chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt, độ bền cao.
Sơ đồ Hệ thống truyền lực trên xe Ô tô.
Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của Hộp số cơ khí 3 trục.
Sơ đồ cấu tạo:
1,2,3,4 – Các Bánh răng bị động;
5 – Bánh răng chủ động; 6 – Bánh răng trích công suất; 1′, 2′, 3′, 4′, 5′- Các bánh răng trung gian; L1,L 2 – Khối bánh răng số lùi; D1, D2 – Bộ đồng tốc. A – Trục chủ động; B – Trục bị động; C- Trục trung gian; L – Trục số lùi. |
Sơ đồ động học Hộp số cơ khí 3 trục
Cấu tạo của Hộp số cơ khí 3 trục
Cấu tạo của hộp số cơ khí 3 trục gồm:
– Trục chủ động (A): Lắp quay trơn trên một ổ bi cầu ở trong thân bánh đà và một ổ cầu ở vỏ hộp số. Trên trục gia công liền bánh răng chủ động (5) để truyền động lực tới trục trung gian. Bánh răng chủ động có vành răng phụ để ăn khớp với vánh răng phụ của bộ đồng tốc D2.
– Trục bị động (B): Lắp quay trơn trên một ổ bi trụ trong thân bánh răng chủ động (5) và một ổ cầu ở vỏ hộp số. Trên trục lắp quay trơn các bánh răng đi số 2-3-4, lắp di trượt bằng then hoa bánh răng đi số 1 và 2 bộ đồng tốc D1, D2. Các bánh răng 2-3-4 có vành răng phụ để ăn khớp với vánh răng phụ của bộ đồng tốc D1 và D2.
– Trục trung gian (C): Lắp quay trơn trên vỏ hộp số bằng một ổ bi trụ và một ổ bi cầu. Trên trục lắp cố định các bánh răng 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6.
– Trục số lùi (L): Lắp cố định với vỏ hộp số, trên trục lắp quay trơn khối bánh răng số lùi L1, L2 lắp quay trơn bằng các ổ lăn trụ.
– Các bánh răng số 2,3,4,5 có vành răng phụ để gài số, bánh răng số 1,1’,6 và khối bánh răng số lùi là bánh răng trụ răng thẳng, các bánh răng còn lại là bánh răng trụ răng nghiêng.
– Cơ cấu điều khiển: Gồm có cần số, ba trục trượt cùng các càng gài số, các càng gài được nối với bánh răng gài số và các bộ đồng tốc. Cơ cấu định vị kiểu bi và lò xo. Cơ cấu khoá hãm kiểu chốt hoặc chốt và bi.
– Vỏ hộp số: Gồm có nắp và thân, thân hộp số để lắp các chi tiết của hộp số và chứa dầu bôi trơn. Trên thân hộp số có lỗ đổ dầu, ốc xả dầu van thông áp.
Nguyên lý làm việc:
– Khi ở vị trí trung gian: Khi cần số ở vị trí trung gian, bánh răng (1) và bộ đồng tốc D1, D2 cũng ở vị trí trung gian (như trên sơ đồ). Nếu động cơ làm việc, ly hợp đóng, trục chủ động (A) quay, động lực được truyền:
Từ trục chủ động (A) →bánh răng (5) → bánh răng (5’) → trục (C), làm cho các bánh răng 2, 3, 4, L1, L2 quay trơn trên trục. Trục bị động (B) chưa quay.
– Khi đi số I: Gạt bánh răng (1) ăn khớp với bánh răng (1’). Mô mem xoắn truyền như sau:
Từ trục chủ động (A) → bánh răng (5) → bánh răng (5’)→ trục (C) → bánh răng (1′ ) → bánh răng (1)→ trục (B) → Cầu chủ động hoặc hộp phân phối …→ Bánh xe chủ động.
– Khi đi số II: Gạt đồng tốc D1 ăn khớp với bánh răng (2). Mô mem xoắn truyền như sau:
Từ trục chủ động (A) → bánh răng (5) → bánh răng (5’) → trục (C) → bánh răng (2′) → bánh răng (2) → Đồng tốc (D1)→ trục (B)…→ Bánh xe chủ động.
– Khi đi số III: Gạt đồng tốc D1 ăn khớp với bánh răng (3). Mô mem xoắn truyền như sau:
Từ trục chủ động (A) → bánh răng (5) → bánh răng (5’)→ trục (C) → bánh răng (3′) → bánh răng (3) → Đồng tốc (D1) → trục (B) …→ Bánh xe chủ động.
– Khi đi số IV: Gạt đồng tốc D2 ăn khớp với bánh răng (4). Mô mem xoắn truyền như sau:
Từ trục chủ động (A) → bánh răng (5) → bánh răng (5’)→ trục (C) → bánh răng (4′) → bánh răng (4) → đồng tốc (D2) → trục (B) …→ Bánh xe chủ động.
– Khi đi số V: Gạt đồng tốc D2 ăn khớp với bánh răng (5). Mô mem xoắn truyền thẳng từ trục chủ động (A) đến trục (B).
Từ trục chủ động (A) → bánh răng (5) → Đồng tốc (D2) → trục (B) (với iV = 1) …→ Bánh xe chủ động.
– Khi đi số lùi: Gạt bánh răng số (1) ăn khớp với bánh răng số L1. Mô men xoắn truyền như sau:
Từ trục chủ động (A) → bánh răng (5) → bánh răng (5’)→ trục (C) → bánh răng (6) → bánh răng (L2) → bánh răng (L1) → bánh răng (1) → trục (B) …→ Bánh xe chủ động. Trục bị động quay ngược chiều trục chủ động.
Một số chú ý trong sử dụng đối với hộp số
– Thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ ở các phớt làm kín, các vị trí lắp ghép; bổ xung kịp thời dầu bôi trơn cho hộp số.
– Kiểm tra sự bắt chặt giữa hộp số với vỏ ly hợp, các bu lông bắt giữa trục bị động với trục các đăng.
– Lắng nghe tiếng kêu cơ khí bất thường của hộp số, có phải khắc phục ngay.
– Nếu thấy hộp số quá nóng cần kiểm tra số lượng, chất lượng dầu bôi trơn, lỗ thông áp cho hộp số.
Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng và cách kiểm tra và khắc phục
Hiện tượng Xe khó vào số:
Nguyên nhân | Kiểm tra và khắc phục |
– Do ly hợp cắt không hết
– Chỉnh sai cơ cấu cài số – Do thiếu dầu bôi trơn – Gắp cài số bị cong – Bánh răng di động hay bộ đồng tốc bị kẹt – Do bị mòn bộ đồng tốc – Do lắp sai lò bộ đồng tốc – Do vòng bi hay bac đỡ của các bánh răng bi mon rơ – Do ổ bi hoặc bạc đỡ đầu trục sơ cấp bị mòn rơ |
– Kiểm tra và khắc phục lại bộ ly hợp
– Chỉnh lai – Kiểm tra và đổ thêm dầu hoặc thay dầu mới – Tháo kiểm tra và lắn lại – Tháo thay mới – Tháo thay mới – Tháo lắp lại – Tháo và thay mới – Tháo và thay mới |
Hiện tượng xe Bị kẹt số
Nguyên nhân | Kiểm tra và khắc phục |
– Do chỉnh sai cần cài số hay xiết không trặt
– Do hỏng bộ đồng tốc mòn – Do thiếu dầu hoặc hết dầu |
– Chỉnh lại và xiết lại
– Bổ xung thêm dầu hoặc thay mới – Tháo và chỉnh lại hoặc thay mới |
Hiện tượng Số bị nhảy về MO
Nguyên nhân | Kiểm tra và khắc phục |
– Do chỉnh sai cơ cấu cần cài số
– Do cần đi số bị cong – Do lòxo cơ cấu giữ số bị hỏng – Do độ rơ dọc của bánh răng lớn – Do cơ cấu bộ đồng tốc bị hỏng – Do các bạc đỡ hoặc ổ bi bi mòn |
– Chỉnh lại
– Lắn lại – Thay mới – Tháo và thay mới – Tháo và thay mới
|
Hiện tượng Không có mô men truyền
Nguyên nhân | Cách kiểm tra và khắc phục |
– Do bộ ly hợp hỏng
– Do vỡ bánh răng – Do bộ đồng tốc bị hỏng – Trục bị gẫy – Chỉnh cơ cấu đi số trùng |
– Chỉnh lại
– Thay mới – Thay mới – Thay mới
|
Hiện tượng Hôp số có tiếng kêu khi vào số
Nguyên nhân | Cách kiểm tra và khắc phục |
– Đĩa ma sát hỏng
– Do thiếu dầu bôi trơn – Do bạc đỡ vòng bi sau của trục thứ cấp bị hỏng – Do các bánh răng bị lỏng trên trục – Do bộ đồng tốc bị hỏng |
– Thay mới
– Thay dầu hoặc bổ sung thêm – Thay mới – Thay bạc đỡ hoặc ổ bi – Thay mới |
Hiện tượng Có tiếng kêu khi đi số
Nguyên nhân | Cách kiểm tra và khắc phục |
– Do bánh răng số lùi hỏng
– Do các bạc đỡ hay ổ bi đỡ bị hỏng – Do các bánh răng trục trung gian bị mòn – Cơ cấu cài số bị hỏng |
– Tháo thay mới
– Tháo thay mới – Tháo thay mới – Thay mới |
Hiện tượng Hộp số bị dò nhớt
Nguyên nhân | Cách kiểm tra và khắc phục |
– Do các đệm hỏng
– Do Hỏng phớt chặn dầu – Do nút xả nhớt hỏng – Do nứt vỏ hộp số |
– Tháo thay mới
– Tháo thay mới – Tháo thay mới – Tháo hàn lại |
Hộp số cơ khí 3 trục có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền mô-men và thay đổi tốc độ, chiều chuyển động của xe. Việc nắm rõ cấu tạo, nguyên lý làm việc cũng như nguyên nhân và cách khắc phục hư hỏng sẽ giúp bạn bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời, đảm bảo hiệu quả vận hành và kéo dài tuổi thọ cho xe.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Trường Dạy Nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 59 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội. Hotline: (024) 35 58 95 95 hoặc 0936 98 90 90.