Lò vi sóng là 1 đồ dùng rất phổ biến và quan trọng đối với các gia đình hiện đại. Với chức năng làm nóng thức ăn, rã đông thực phẩm, giúp tiết kiệm thời gian cho việc nội trợ trở nên dễ dàng. Vậy để biết được quá trình sinh nhiệt trong lò vi sóng như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Hình 1: Lò vi sóng
1. Cấu tao đèn phát sóng Magnetron
Hình 2: Vị trí lắp đặt
Hình 3: Hình dạng thực tế
Hình 4: Cấu tạo ngoài
1: Vỏ đèn ( Cực anot) 2: Miếng đệm
3: Đầu phát sóng 4: Vành nam châm ngoài
5: Vành nam châm trong 6: Ống chân không
7: Cánh tản nhiệt 8: Hộp lọc từ
9: Chân cấp nguồn
Hình 5: Cấu tạo trong
10: Hốc dao động 11: Cưc Anot (Cực dương)
12: Cực Katot (Cực âm) 13: Tóc Đèn
14: Cuộn Dây lọc 15: Đui nguồn phát
Đèn phát sóng magnetron (súng)
Được cấu tạo 2 bản cực đặt trên 1 ống chân không, trong ống chân không là cực katot, và tóc đèn, bên ngoài 2 đầu là nam châm, cực anot. Cánh nhôm tản nhiệt, để đưa sóng ra ngoài nhờ ăng ten dẫn sóng,nguồn điện đưa vào súng qua bộ lọc.
Hình 6: Mạch dao động công hưởng LC
2. Nguyên lý làm việc của Đèn Phát Sóng Magnetron ( Súng)
- Nguyên lý tạo dao động:
Mạch cộng hưởng LC khi khóa k đóng vị trí k1, tụ nạp đầy điện. Sau đó bật khóa K về vị trí k2, tụ điện phóng điện qua cuộn dây L, xuất hiện dòng điện chạy qua cuộn dây L . Năng lượng điện trường trong tụ sẽ chuyển dần thành năng lượng từ trường trong cuộn dây L. Khi tụ phóng hết điện, cuộn dây L sinh ra sinh ra 1 điện áp cảm ứng nạp điện theo chiều ngược lại vào trong tụ. Năng lượng từ trường lại biến dần thành năng lượng điện trường. Khi tụ C nạp đầy cũng là lúc điện áp cảm ứng biến mất, tụ C lại phóng điện qua cuộn dây L. Như vậy trong mạch xuất hiện một dao động riêng
Khi tín hiệu điện đi qua mạch LC thì nếu tần số của tín hiệu trùng với tần số dao động riêng của mạch thì xuất hiện hiện tượng cộng hưởng ứng dụng nguyên lý này người ta sản suất ra đèn phát sóng magnetron nhưng do đèn làm việc với tần số lớn nhiệt độ cao nên không sử dung tụ điện và cuộn dây mà sử dụng mạch dao động dạng hốc
Hình 7: Sơ đồ khối điều khiển
- Nguyên lý tạo sóng trong Lò vi sóng:
Khi ta chọn chế độ sóng hoặc chế độ sóng và nướng mạch điều khiển cấp điện vào sơ cấp biến áp lúc này biến áp sinh từ trường 2 cuộn dây thứ cảm ứng từ sinh điện
Cuộn dây ra 3,5v có dòng lớn qua cuộn lọc cấp vào tóc đèn để sinh nhiệt lớn
Cuộn dây 1200v một đầu nối vỏ, một đầu qua cầu chì được tụ nâng điện áp lên giá trị cực đại khoảng 2000v, được đi ốt nắn , nguồn dương 2000v ở vỏ lò (cực A not) âm 2000v đi vào cực Katot trong ống chân không, do có nhiệt độ cao làm bứt các electron thành các điện tử tự do nhờ sự chênh lệch về điện áp làm các điện tử tự do phóng từ cực Katot sang cực Anot với vận tốc lớn, , để các electron không bị tản mát 2 đầu ống chân không sử dụng 2 thỏi nam châm để hướng các electron phóng ra và tập trung 1 điểm trong hốc dao động để tạo dao động với tần số lớn 2450 MHZ (sóng siêu cao tần), tần số này được ăng ten dẫn sóng đưa vào trong lò với tần số lớn,tần số này trùng với dao động riêng của nước nên sinh hiện tượng cộng hưởng, làm phân tử nước chuyển động hỗn loạn, sinh nhiệt làm chín thực phẩm
Hình 8: Nguyên lý tạo sóng trong hốc dao động
Hình 9: Nguyên lý tạo sóng cộng hưởng với dao động nước
THÔNG TIN CHI TẾT CÁC NGÀNH NGHỀ
✅ Sửa chữa Ô tô
✅ Sửa chữa Xe máy
✅ Sửa chữa Điện lạnh
✅ Sửa chữa Điện tử
✅ Sửa chữa Điện thoại
✅ Sửa chữa Điện kỹ thuật ( Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )
✅ Sửa chữa Máy may công nghiệp
✅ May và thiết kế thời trang
✅ Đầu bếp…..
- Thủ tục nhập học đơn giản
- Thời gian đào tạo ngắn
- 30% lý thuyết , 70% thực hành
- Có bằng trung cấp trong thời gian ngắn
- Giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp
- Được học lại Miễn Phí những phần không hiểu
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN
Add : 93 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – HN
Hotline : 0936 98 90 90 – 024 3558 95 95
Facebook : Trường Dạy Nghề Thanh Xuân