HỆ THỐNG NẠP TRÊN XE Ô TÔ – PHẦN 3

HỆ THỐNG NẠP TRÊN XE Ô TÔ ( PHẦN 3 )

CHƯƠNG II : HỆ THỐNG NẠP TRÊN XE Ô TÔ ( PHẦN 3 )

2.3 Điều khiển đầu ra

Sau đây sẽ giải thích cơ chế mà bộ điều áp IC giữ được điện áp tạo ra ổn định và nguyên lý hoạt động của nó để đạt được chức năng này. ở đây sử dụng bộ điều áp IC loại nhận biết ắc qui làm ví dụ
a. Hoạt động bình thường
Khi khoá điện ở vị trí ON và động cơ tắt máy
Khi máy phát đang phát điện (điện áp thấp hơn điện áp điều chỉnh)
Khi máy phát đang phát điện (điện áp cao hơn điện áp điều chỉnh)
b. Hoạt động không bình thường
+ Khi cuộn dây Rôto bị đứt
+ Khi cuộn dây Rôto bị chập (ngắn mạch)
+ Khi cực S bị ngắt
+ Khi cực B bị ngắt
+Khi có sự ngắn mạch giữa cực F và cực E

2.4.1 Máy phát điện lọai SC

a. Mô tả

 Máy phát xoay chiều loại SC sử dụng phương pháp quấn dây stato bằng cách ghép các đoạn dẫn vào và hàn lại. Phương pháp này cho phép giảm điện trở đi một nửa so với máy phát thông thường đồng thời giảm được kích thước máy, tăng công suất và hiệu quả phát điện

b.Vị trí của các cụm chi tiết

Đặc tính của các cụm chính của máy phát xoay chiều loại SC sẽ được giải thích dưới đây

+Stato

Đoạn dẫn (dây tiết diện hình vuông)

Đoạn dẫn + mối hàn + lớp phủ ngoài

Cuốn dây kép

+ Bộ chỉnh lưu

Đi kèm với cuộn dây kép, sử dụng 12 điốt

+ Bộ điều áp IC

 Khác với loại thông thường có mạch điện trên bảng IC bằng sứ, bộ điều áp IC có kích thước nhỏ gọn nhờ bố trí mạch điện trong 1 chíp

c. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

+ Hệ thống đoạn dẫn

    Máy phát này sử dụng hệ thống đoạn dẫn ở đó các đoạn dây dẫn được hàn với nhau trong stato so với hệ thống quấn dây thông thường điện trở nhỏ hơn do cấu tạo của đoạn dẫn và việc bố trí dây cũng làm cho kích thước của máy phát nhỏ gọn và chắc chắn

+ Hệ thống cuốn dây kép

     Hệ thống này có 2 cuộn dây 3 pha lệch nhau 300. Vì sóng được tạo ra từ mỗi cuộn dây tương ứng sẽ triệt tiêu lẫn nhau nên tiếng ồn do từ trường tạo ra được giảm xuống

+ Tranzisto phía HI

 Ở bộ điều áp IC lắp trong máy phát loại SC tranzisto Tr1 điều chỉnh tranzisto được lắp ở phía cao

 Mạch điện có các phần tử đóng ngắt mạch (các tranzisto ở phía (+)) đối diện với tải (cuộn dây rôto) được gọi là phía cao. Trong khi mạch có các thiết bị đóng ngắt này ở phía (-) được gọi là phía thấp

2.4.2 Bộ điều chỉnh kiểu tiếp điểm

Đặc tính của bộ điều áp loại tiếp điểm

Loại này lớn hơn loại điều áp IC

Loại này được sử dụng kết hợp với máy phát xoay chiều loại thông thường

Cấu tạo của bộ điều áp loại tiếp điểm

Loại này gồm có bộ điều áp và rơle đèn báo nạp

Việc bật tắt tiếp điểm sẽ điều chỉnh được tạo ra bởi máy phát xoay chiều loại thông thường

2.4.3 Máy phát có bơm chân không

a.Máy phát xoay chiều có bơm chân không

Đặc tính của máy phát có bơm chân không

  • Nó được trang bị bơm chân không và tạo ra áp suất âm cho bộ trợ lực phanh
  • Bơm chân không được lắp trên trục của máy phát và quay cùng trục này
  • Có thể sơ bộ chia máy phát này thành 2 loại sau: Loại có bơm chân không ở phía puli và loại có bơm chân không ở phía đối diện với puli

b.Kiểm tra hệ thống nạp

b.1. Kiểm tra không tải (Kiểm tra mạch nạp khi không có tải)

     Trong kiểm tra không tảI, điện áp tạo ra được duy trì ở một mức độ ổn định (điện áp điều chỉnh) sẽ được kiểm tra ngay cả khi tốc độ máy phát thay đổi khi phụ tải nhỏ nhất (cực lớn nhất là 10 ampe). Kiểm tra không tải là cần thiết và được tiến hành trong điều kiện dòng điện ra lớn nhất là 10 Ampe. Nếu dòng điện ra vượt quá 10A thì kết quả kiểm tra có thể thoả mãn giá trị qui định thậm trí ngay cả khi bộ điều áp IC có vấn đề và do đó không thể kiểm tra chính xác điện áp điều chỉnh.
   Trong máy phát loại bộ điều áp IC giá trị tiêu chuẩn của điện áp điều chỉnh nằm trong khoảng 13,5 V-15.1 V (khi tốc độ động cơ là 2,000 vòng phút).
Nếu kết quả đo nằm ngoài khoảng giá trị tiêu chuẩn, thì máy phát có sự cố. Nếu giá trị này cao hơn giới hạn trên thì có thể bộ điều áp IC có sự cố. Nếu giá trị này nhỏ hơn giới hạn dưới thì có thể một cụm nào đó của máy phát trừ bộ điều áp IC có sự cố

b.2. Kiểm tra có tải (kiểm tra mạch nạp có phụ tải)

    Trong kiểm tra có tải, người ta cho phụ tải vào mạch điện và cho dòng điện ra để kiểm tra xem máy phát có đáp ứng được yêu cầu của phụ tải không.
Điểm quan trọng trong kiểm tra này là tăng phụ tải cao tới mức có thể. 
    Nếu phụ tải không đủ thì ngay cả khi máy phát bình thường dòng điện cũng không thể vượt quá giá trị qui định là 30A (khi tốc độ động cơ là 2,000 vòng/phút).
    Vì vậy nếu dòng điện ra cực đại là 30A, thì cần phải tăng phụ tải và kiểm tra lại. Nếu kết quả đo được nhỏ hơn giá trị qui định thì máy phát có sự cố, trong trường hợp này khả năng sự cố có thể nằm ở bộ phận có chức năng phát điện hoặc chỉnh lưu

Ngay cả khi kết quả đo vượt quá 30A. Thì công suất định mức cực đại ở đây cũng không phải là công suất ra. Có thể kiểm tra công suất định mức cực đại bằng cách đo giới hạn dòng điện tạo ra khi điện áp được duy trì ổn định, khi tốc độ động cơ khoảng 2,000 vòng/phút và phụ tải được tăng lên

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN

ĐỊA CHỈ : 93 NGUYỄN TUÂN – THANH XUÂN – HÀ NỘI

Hotline : 0936.98.90.90 – 0981.90.80.86 – 024.3558.95.95

Facebook : Trường Dạy Nghề Thanh Xuân

Youtube : Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Zalo : 0936989090