HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

Hệ thống tiếp địa là một phần quan trọng trong các hệ thống điện, giúp đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của các thiết bị điện. Cần lưu ý rằng việc lắp đặt tiếp địa phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn điện và quy định địa phương. Điểm tiếp địa cần được chọn sao cho đủ đất và tiếp xúc tốt để đảm bảo dòng điện ngắn mạch được dẫn đi an toàn. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống tiếp địa là cần thiết để tránh các sự cố không mong muốn trong hệ thống điện. Cùng tìm hiểu về hệ thống tiếp địa những vấn đề cần lưu ý nhé!

Tại sao phải đo điện trở tiếp địa?

Trong những ngày mưa giông, đôi khi có cả trong ngày nắng cũng xuất hiện sét. Sét là một yếu tố cực kỳ nguy hiểm, nó có thể gây cháy nổ hàng loạt cho khu vực trên đường luồng sét đánh. Xây dựng một hệ thống tiếp địa không chỉ giúp truyền được lượng điện tích trong sét, hay còn giúp truyền những dòng điện rò rỉ từ mạch điện xuống lòng đất nhằm đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị.

Hệ thống tiếp địa thường bao gồm các cọc thép hoặc cọc thép bọc đồng. (hoặc mạ đồng) được chôn hoặc đóng xuống đất. Chiều dài của cọc từ 1,2 – 2,5 m được liên kết với nhau thành hệ thống tiếp địa, đôi khi còn gọi là vườn tiếp địa. Để phù hợp với yêu cầu chống sét, tiếp địa cho từng đối tượng cụ thể.

Điện trở chống sét, tiếp địa công nghiệp khác với điện trở chống sét, tiếp địa dân dụng. Do đó chúng ta phải đo giá trị tiếp địa để đánh giá chất lượng so với tiêu chuẩn của chống sét hay tiếp địa dân dụng hoặc công nghiệp.

Vai trò của hệ thống nối đất

Hệ thống nối đất có 2 vai trò chính đó là:

  • Tăng cường sự an toàn cho người;
  • Giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị.

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì giá trị điện trở đất có thể tăng lên so với giá trị cho phép (do một số nguyên nhân như mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, lượng hóa chất làm giảm trở kháng đất hết tác dụng …). Để biết được hiện trạng như thế nào chúng ta cần đo điện trở đất sau mỗi 12 tháng.

Các phương pháp đo điện trở tiếp địa

Đo điện trở đất bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực

Nguyên lý: Ta cấp một dòng điện vào trong mạch gồm có” đồng hồ đo – cọc nối đất – điện cực dòng – đồng hồ đo”

Thực hiện: Để khoảng cách giữa các điện cực sao cho xa nhau nhất có thể, điện cực dòng nên được đặt cách tối thiểu 10 lần chiều dài cọc nối đất được đo. Thông thường, khoảng cách này là 40m.

Điện áp sẽ được cắm vào đất ở khoảng giữa cọc nối đất và điện cực dòng, trong khu vực mà điện thế bằng không. Để đảm bảo sự chính xác, nên thực hiện cả ba phép đo với điện cực áp tại vị trí cách cọc nối đất khoảng 6m.

Nếu kết quả trùng nhau thì vị trí cắm các điện cực áp là chính xác.

Đo điện trở nối đất bằng phương pháp hai kìm

Đây là phương pháp được sử dụng cho hệ thống nối đất liên hợp không có kết nối ngầm với nhau với mục đích là dẫn xung sét xuống đất, chỉ có phần gần điểm thu sét nhất mới có thể thoát khỏi dòng sét một cách hiệu quả.

Tuy phương pháp nối đất với điện trở cố định thấp duy trì được những tính năng bảo vệ cơ bản tốt nhưng lại không đủ chức năng chống sét.

Đo điện trở đất bằng phương pháp xung

Phương pháp xung được dùng để đo điện trở của những cột điện cao thế.  Cho phép người thực hiện xác định được trở kháng đất của cả một tổng thể gồm hệ thống khung sắt và móng trụ. Đặc biệt, khi sử dụng cách này, đường dây cao thế không cần ngắt điện.

Cách đo điện trở đất bằng đồng hồ đo điện trở đất 3 cực

Sử dụng máy (thiết bị) đo, kiểm tra điện trở nối đất 3 cực và loại máy kẹp dạng như Ampe kìm được sử dụng phổ biến

  1. Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN

Bật công tắc tới vị trí  “BATT. CHECH” và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.

Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải chỉ ở vị trí “BATT. GOOD”

  1. Bước 2: Đấu nối các dây nối.

Cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5~10m, cọc 2 cách cọc 1 từ 5~10m.

Dây màu xanh (Green) dài 5m kẹp vào điểm đo.

Dây màu vàng (Yellow) dài 10m, dây màu đỏ(red) dài 20m kẹp vào cọc 1. Và cọc 2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.

  1. Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm tra

Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE” và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất.

Để kết quả đo được chính xác thì điện áp đất không được lớn hơn 10V.

  1. Bước 4: Kiểm tra điện trở đất.

Đầu tiên ta bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.

Nếu điện trở quá cao (>1200Ω) thì đèn OK sẽ không sáng. Khi đó ta cần kiểm tra lại các đầu đấu nối.

Nếu điện trở nhỏ thì ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc được trị số điện trở trên đồng hồ.

Tiêu chuẩn điện trở tiếp địa

Quy định về tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1898 về Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. Theo đó, tiêu chuẩn đưa ra những định nghĩa, quy định về mức điện áp, cường độ dòng điện của thiết bị  khi nối đất trong hệ thống mạng điện của tòa nhà.

– Đánh giá trị số điện trở đất đo được:

  • Kết quả đo điện trở chống sét: R < 10 Ω – Đạt yêu cầu
  • Kết quả điện trở nối đất an toàn điện( Điện trung thế – Hạ thế): R < 4 Ω – Đạt yêu cầu
  • Kết quả đo điện nhẹ (Hệ thống truyền hình, internet, camera an ninh … ): R < 1 Ω – Đạt yêu cầu
  • Với những hệ thống sử dụng nối đất lặp lại để kết nối giữa đường dây điện trên không với đường dây trung tính. Tại mỗi vị trí nối đất lặp lại sẽ không được lớn 10 Ω.
  • Đối với điện trở trong gia đình, nhà máy
  • Điện trở đất độc lập sẽ không được vượt quá 10 Ω
  • Điện trở nối đất bảo vệ an toàn độc lập sẽ cần ≤ 4 Ω.
  • Mức điện trở đất cho các dòng điện xoay chiều độc lập ≤ 4 Ω.
  • Giá trị điện trở đất cho dòng một chiều độc lập sẽ không được vượt quá 4 Ω

Quy định về tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1898 về Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện trong tòa nhà

Khi tìm hiểu điện trở nối đất là bao nhiêu để đảm bảo lắp đặt các thiết bị được đảm bảo an toàn. Ta có thể áp dụng 2 mức điện trở sau cho hệ thống chống sét và tiếp địa.

Mức điện trở của trang bị nối đất sử dụng để nối đất thiết bị điện không được lớn hơn 4Ω đối với công nghiệp, còn đối với dân dụng điện trở nối đất là không được lớn hơn 6Ω .

Chúng ta có thể tham khảo chi tiết những quy định về Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1898.

 

Trên đây là các thông tin chi tiết về đặc điểm của Hệ thống tiếp địa những vấn đề cần lưu ý. Để biết thêm những thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trường dạy nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95  hoặc  0936 98 90 90.