Khi chạm vào lò vi sóng người sử dụng cảm thấy bị điện giật tê tê là lúc này lò vi sóng của gia đình đang bị chạm điện (mát). Tình trạng này nếu như không được sớm khắc phục thì rất nguy hiểm đối với người sử dụng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lò vi sóng bị nhiễm điện. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng các kỹ thuật viên dạy nghề thanh xuân tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho lò vi sóng bị nhiễm điện và cách khắc phục nhanh chóng tại nhà.
Dùng vật đựng bằng kim loại, nấu ăn với công suất lớn lâu
Vật đựng thực phẩm làm bằng kim loại hoặc có hoa văn là kim loại khi cho vào lò vi sóng có thể gây ra các tia lửa điện gây cháy nổ hoặc làm vỏ ngoài của lò bị nhiễm điện. Trường hợp, nấu ăn với công suất lớn thời gian dài, điện áp cao, các bức xạ trong lò không được hấp thụ hết cũng sẽ phản xạ gây ra tia lửa cũng tạo hiện tượng nhiễm điện ở lò.
Cách khắc phục: Khi nấu ăn với lò vi sóng, bạn nên sử dụng các vật đựng dùng được trong lò vi sóng và không nấu ăn trong thời gian dài để tăng độ bền sản phẩm và bảo vệ an toàn cho bạn.
Mạch điện của lò bị ẩm ướt, lớp cách điện bị giảm tác dụng
Nếu mạch điện trong lò vi sóng bị ẩm, ướt hoặc lớp cách điện vì một nguyên nhân nào đó bị giảm tác dụng sẽ gây ra hiện tượng hở điện, điện sẽ truyền đến lớp vỏ lò vi sóng (thường làm bằng kim loại) làm cho vỏ bị nhiễm điện.
Cách khắc phục: Với trường hợp này bạn nên liên hệ với tiệm sửa chữa để nhân viên chuyên nghiệp đến xử lý, bạn không nên tự ý mở vỏ lò để tự sửa chữa nếu không có kinh nghiệm.
Tụ điện bị dò
Một số tụ điện cao áp trong lò vi sóng khi sử dụng trong thời gian dài lớp cách điện của 1trong 2 chân tụ bị dò điện ra vỏ.
Cách khắc phục: trường hợp này ta sử dụng đồng đồ vạn năng để thang đo x10kꭥ, 1 que đồng hồ đặt vào 1 trong 2 chân tụ nếu kim đồng hồ kim lên là bị dò điện kim không lên là bì dò điện, nếu tụ dò diện chúng ta phải thay tụ đúng chỉ số trên thân
Ngoài ra ta cần kiểm tra giá trị điện dung của tụ, cũng sử dụng đồng hồ vạn năng để thang đo x10k ꭥ đo và đảo chiều que đo, kim lên nhanh và về nhanh là tụ tốt.
Đặt lò vi sóng ở những nơi có độ ẩm cao
Khi bạn đặt lò vi sóng ở dưới đất, gần tủ lạnh, máy giặt… những nơi có độ ẩm cao dễ khiến lò bị nhiễm điện, phát nổ và gây nguy hiểm cho chính mình và gia đình.
Cách khắc phục: Đặt lò vi sóng ở trên cao, có thể gắn lên tường, cách xa mặt đất và các thiết bị điện tử, bếp gas…
Không có dây tiếp đất
Hầu hết những lò vi sóng ngoại nhập, hàng xách tay người dùng mua về sử dụng ngay mà không nối dây tiếp đất thường có hiện tượng lò bị nhiễm điện. Nếu lò vi sóng có dây tiếp đất thì vỏ sẽ không bị nhiễm điện, trường hợp có bị thì cũng không gây nguy hiểm nhưng nếu không có sẽ gây hiện tượng giật điện, mất an toàn cho người dùng.
Cách khắc phục: Bạn cần trang bị cho lò vi sóng một dây tiếp đất nếu sản phẩm của bạn khi lắp đặt không được tiếp đất đúng cách. Làm dây tiếp đất dễ dàng bằng cách, bạn lấy một đoạn dây điện, tuốt vỏ nhựa ở 2 đầu, 1 đầu nối với vỏ của lò vi sóng, mở một con vít ở phía sau của thiết bị, móc đầu dây điện vào và vặn vít chặt lại, đầu dây còn lại bạn nối với thanh sắt bất kỳ và cắm xuống đất. Nếu không thể tự làm, bạn có thể nhờ nhân viên cửa hàng sửa chữa đến xử lý.
Lò vi sóng sử dụng lâu, vỏ bị cong, vênh, hở
Qua thời gian dài sử dụng, lò vi sóng có vỏ bị cong, vênh, hở hoặc trong khi dùng, vệ sinh bạn tự ý mở vỏ lò, tháo rời lớp bọc ngăn chặn các bức xạ vi sóng phát ra ngoài, tự sửa lò vi sóng khi không có kinh nghiệm… khi vận hành máy sau đó, điện năng có thể truyền ra ngoài làm cho lò bị nhiễm điện.
Cách khắc phục: Sản phẩm sử dụng lâu, chỉ có vỏ hỏng, thiết bị bên trong vẫn hoạt động tốt, bạn có thể đem đến tiệm sửa chữa để thay vỏ lò mới và tiếp tục sử dụng thiết bị. Nhưng nếu sản phẩm hỏng cả bên trong và bên ngoài, vận hành yếu bạn nên mua lò vi sóng mới vừa sử dụng an toàn hơn mà cũng giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả cho gia đình.
Do tay ướt hay đi chân không sử dụng lò
Lò vi sóng có lớp vỏ bằng thép hoặc inox, đôi khi cắm điện nguồn sẽ có một phần điện nhỏ bên ngoài vỏ, không ảnh hưởng tới người dùng, tuy nhiên nếu tay bạn ướt hay dính nước hoặc bạn đi chân không sử dụng lò sẽ có hiện tượng tê tê khi dùng lò. Cảm giác này khiến bạn lo lắng, không yên tâm, tuy nhiên đây là hiện tượng vật lý bình thường.
Cách khắc phục: Bạn cần chú ý nên để tay khô và đi dép hoặc dày cao bằng nhựa hay cao su để an toàn thêm khi sử dụng. Ngoài ra hạn chế chạm vào phần vỏ của lò khi lò đang hoạt động hay đang cắm điện, đặc biệt là các con vít gắn vỏ lò.
Quan trọng nhất khi phát hiện lò vi sóng gặp sự cố là bạn cần bình tĩnh, cắt đứt nguồn điện, sau đó mới tìm cách khắc phục để đảm bảo an toàn cho gia đình mình.
Do chân cắm đèn vi sóng bị đo điện
Chân cắm đèn vi sóng để cấp nguồn 3v nhưng dòng lớn cho tóc đèn để đốt nóng, nhưng nó cũng đưa điện áp cao – 2000v cho cực Catot trong đèn chính vì vậy chân cắm luôn có lớp sứ cách điện, nhưng do ẩm sử dụng môi trường nhiệt độ cao, nên lớp sứ nứt vỡ dẫn tới dò điện.
Cách khắc phục trường hợp này trước tiên ta dùng đồng hồ vạn năng để thang đo X1O Kꭥ 1 que để vào 1 trong 2 chân cắm đèn vi sóng, que còn lại để ra vỏ nếu kim lên là đèn bị rò điện, nếu kim không lên là đen có độ cách điện tốt, khi đèn vi sóng bị dò điện do chân cắm ta có thể thay chân đèn hoặc thay thế một đèn vi sóng mới
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho những ai đang tìm kiếm câu trả lời: “lò vi sóng bị nhiễm điện khắc phục thế nào?”. Để biết thêm những thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trường dạy nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95 hoặc 0936 98 90 90.