MÔI CHẤT LẠNH, CHẤT TẢI LẠNH, DÀU MÁY LẠNH ( TỦ LẠNH DÂN DỤNG )

MÔI CHẤT LẠNH, CHẤT TẢI LẠNH, DÀU MÁY LẠNH ( TỦ LẠNH DÂN DỤNG )

1.Môi chất lạnh

Định nghĩa: Là chất được đưa vào hệ thống làm lạnh, quá trình tuần hoàn đó không tiêu thụ để biến thành năng lượng khác mà chỉ trao đổi nhiệt. Đó là thu nhiệt ở thiết bị bay hơi. Tỏa nhiệt ở thiết bị ngưng tụ. Do đó môi chất lạnh phải có tính chất và yêu cầu sau:

  • Không độc hại với cơ thể sống
  • Không gây cháy nổ
  • Không gây han rỉ vật liệu chế tạo máy
  • Dễ dàng phát hiện vị trí rò rỉ
  • Phải bền với hóa học không bị phân hủy
  • Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đóng băng rất thấp
  • Phải phù hợp với nhiều loại dầu bôi trơn
  • Hệ số nén thấp để tăng tuổi thọ cho máy nén
  • Thân thiện với môi trường và cơ thể sống

2.Môi chất R12 (CCL2F2 )

–       Là 1 chất khí không màu có mùi thơm nhẹ, nặng hơn không khí khoảng 4 lần, có nhiệt độ sôi ở bầu khí quyển -29,8ºC

  • R12 không cháy nổ, không độc hại, không dẫn điện, không ăn mòn kim loại màu, nhưng ở nhiệt độ cao 550ºC thì phân hủy thành khí độc.
  • R12 có áp suất từ 70PSI đến 120PSI ở nhiệt độ môi trường.
  • R12 được sử dụng nhiều ở tủ lạnh, tủ bảo quản v.v… Do loại chất này có thành phần Cl2 có tính chất phá hủy tầng ozon do đó bị cấm sử dụng.

+        Dầu CFC vàng nhạt (R12, R22)

+        Dầu HFC trắng trong ( R134a)

3.Môi chất R22 (CHCLF2)

  • R22 sôi ở nhiệt độ khí quyển là 40,8ºC
  • R22 có tính chất tương tự như R12 nhưng ở nhiệt độ môi trường có áp suất khoảng 120PSI đến 200PSI.
  • R22 được sử dụng ở một số máy điều hòa không khí, máy làm đá, kho lạnh, loại môi chất này có một phân tử hidro thay thế môi chất Clo nên ít độc hại với khí quyển.
  • R22 không hòa tan với dầu nên khả năng tắc cao hơn R12.

4.Môi chất R134a ( C2H2F4) hông có CFC

  • Sôi ở áp suất khí quyển là 26,5ºC .Khí quyển 1AT ở áp suất không khí 80PSI đến 140PSI.
  • Do loại môi chất này không có thành phần Clo nên không phá hủy tầng ozon nên phải sử dụng loại dầu tổng hợp thuộc nhóm HFC.
  • Loại dầu này có tính hút ẩm cao nên axit dầu mất tính chất đặc trưng của dầu.

5.Môi chất R502

  • Là hỗn hợp đồng sôi bay hơi cùng một nhiệt độ nên môi chất R502 có đầy đủ tính chất R22 nhưng cải thiện hơn về khả năng hòa tan dầu và nhiệt độ sôi được cải thiện.
  • Sôi ở áp suất khí quyển (-45,5ºC) loại môi chất này được sử dụng ở máy điều hòa trung tâm, máy làm đông sản phẩm.

6.Một số môi chất mới

  • Do một số môi chất phá hủy tầng ozon nên một số môi chất mới được hình thành như: R407c, R410a, R507.

6.1. Môi chất  R410a

Là hỗn hợp gas lạnh thuộc nhóm không đồng sôi ở nhiệt độ (-51,5ºC) 1AT hỗn hợp gồm R32 + R125 theo tỷ lệ khối lượng 50/50 áp suất ngưng tụ cao 1/6 R22 lần nhưng năng suất làm lạnh lại cao hơn 1/6 lần do là môi chất không đồng sôi nên phải nạp gas lỏng và nếu hệ thống làm lạnh bị rò rỉ, thiếu gas thì sai lệch về áp suất và năng suất lạnh. Do đó ta phải xả toàn bộ rồi nạp mới.

 + Môi chất R507

Là hỗn hợp đồng sôi của R125+ R143a theo tỷ lệ 50/50 về trọng lượng loại môi chất này có một số tính chất giống R134a nhưng sôi ở áp suất khí quyển  (-46,5ºC) nhiệt độ môi trường 100PSI đến 180PSI

6.2.Chất tải lạnh

  • Là chất trung gian nhận nhiệt của đối tượng cần làm lạnh tới thiết bị bay hơi cung cấp cho môi chất lạnh tới tới thiết bị bay hơi. Hiện nay người ta thường dùng chất tải lạnh như nước muối, nước, hợp chất hữu cơ v.v…
  • Một số yêu cầu chung của chất tải lạnh
    • Nhiệt độ đông đặc thấp hơn nhiều so với nhiệt độ bay hơi của môi chất.
    • Khó bay hơi ở nhiệt độ môi trường.
    • Độ nhớt cao, khối lượng riêng nhỏ làm giảm áp suất ở đường ống.
    • Không phân hủy ở nhiệt độ làm việc .
    • Không cháy nổ.
    • Không độc hại với cơ thể sống.
    • Không ảnh hưởng tới sản phẩm làm lạnh.
    • Rẻ tiền, dễ kiếm.
  • Nước ( H2O)
    • Vì nước đông đặc ở nhiệt độ 0ºC do đó nước thường được sử dụng ở hệ thống lạnh có nhiệt độ dương (+). Do đó được sử dụng ở máy điều hòa trung tâm, máy bảo quản.
  • Nước muối (NaCl, CaCl2)
    • Dung dịch nước muối NaCl: Nếu pha theo tỷ lệ 23% trọng lượng nước muối thì nước muối này đông đặc ở nhiệt độ (-20ºC), thường được sử dụng ở một số hệ thống lạnh thấp như máy làm kem, máy làm đá v.v…

–        Dung dich nước muối CaCl2: Nếu pha theo tỷ lệ 29% trọng lượng thì dung dịch đó đông đặc ở nhiệt độ (-51ºC). Thường được sử dụng ở một số hệ thống lạnh công nghiệp.

6.3.Dầu máy lạnh

Khái niệm: là dầu được sử dụng để làm mát và bôi trơn các chi tiết máy và được sử dụng trong thời gian dài và tiếp xúc với môi chất lạnh cao và phần điện nên phải đáp ứng yêu cầu sau:

  • Không dẫn điện.
  • Không phản ứng hóa học.
  • Không bị đông đặc khi bay hơi
  • Độ bôi trơn lớn, độ tiêu hao nhỏ.
  • Không bị ăn mòn chế tạo máy.
  • Không bị cháy đen ở nhiệt độ cao.

Lưu ý:

  1. Dầu trong máy nén luôn phải phù hợp trong hệ thống do đó phải biết chất trong hệ thống.
  2. Đối với máy nén công nghiệp dầu nạp bổ sung và thay thế định kỳ nhưng với hệ thống lạnh nhỏ máy nén không phải thay thế định kỳ mà khi nào sửa chữa nếu cần thiết mới thay.

 

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN

ĐỊA CHỈ CHÍNH THỨC : 93 NGUYỄN TUÂN – THANH XUÂN – HÀ NỘI

Hotline : 0936.98.90.90 – 0981.90.80.86 – 024.3558.95.95

FacebookTrường Dạy Nghề Thanh Xuân

Youtube : Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Zalo : 0936989090