Nguyên nhân xéc măng ô tô bị hỏng và cách khắc phục

Xéc măng ô tô thường gặp vấn đề hỏng do nhiều nguyên nhân, bao gồm mài mòn do sử dụng lâu dài, va chạm, nhiệt độ cao, hoặc lắp đặt không chính xác. Khi xéc măng hỏng, có thể gây ra các hiện tượng như rung lắc, tiếng kêu lạ, hoặc mất kiểm soát khi lái. Để khắc phục, cần kiểm tra và thay thế xéc măng bị hỏng bằng phương pháp chính xác và sử dụng vật liệu chất lượng cao để đảm bảo an toàn và hiệu suất của xe. Cùng tìm hiểu chi tiết về Xéc măng ô tô ở bài viết dưới đây nhé!

Tầm quan trọng của xéc măng như thế nào đối với một chiếc xe ô tô

Khi piston chuyển động trong xi lanh, để đảm bảo quá trình làm việc của động cơ tốt thì piston và xinh phải có độ kín. Do vậy xéc măng được bố liên kết với piston và bề mặt xi lanh có tác dụng làm kín ngăn không cho hơi đốt lọt đáy dầu và dầu lên buồng đốt đồng thời tạo lớp dầu mỏng trên bề mặt xi lanh và piston là nhờ xéc măng dầu.

Do vậy trên piston thường bố trí ba xéc măng gồm hai xéc măng khí và xéc măng dầu.

Nguyên nhân khiến xéc măng bị hỏng và kiểm tra khắc phục

Hỏng tự nhiên

Thông tường xéc măng ô tô bị hỏng sau khi xe chạy được khoảng 800.000 km – 1.000.000 km đối với động cơ xăng, còn động cơ dầu DIESEL khoảng trên 1.000.000 km. Do quá trình chuyển động trong xi lanh tạo ma sát, ảnh hưởng nhiệt độ và sự bôi trơn lên xéc măng bị mòn.

Khi xéc măng bị mòn làm bề mặt tiếp xúc xi lanh làm cho khe hở miệng lớn và làm tụt áp suất buồng đốt đồng thời dầu sục lên buồng đốt và làm áp suất buồng đốt thất thoát do vậy công suất động cơ giảm.

Khi bề mặt cạnh nằm của xéc măng bị mòn tạo khe hở giữa xéc măng và danh trên piston lớn do vậy khi piston chuyển động lên xuống dẫn xéc măng bị lắc nghiêng và làm cho bề mặt xéc măng tiếp xúc với xi lanh không tốt dẫn đến làm kín và sự mòn xéc măng không đều, ngoài ra có thể làm gãy xéc măng.

Biểu hiện là mỗi lần tăng tốc thì công suất động cơ yếu do vậy sự chuyển động của xe cũng yếu hơn bình thường. Ngoài ra cổ xả có khói.

Đối với trường hợp này ta có thể dùng đồng hồ đo áp buồng đốt để kiểm tra áp suất buồng đốt có đạt thông số yêu cầu. Ngoài ra ta tiến hành tháo xéc măng để kiểm tra độ mòn.

Xéc măng bị kẹt

Đối với trường hợp này nguyên nhân chủ yếu là do buồng đốt có tạp chất như dầu đóng cặn lâu ngày không được thay thế, hoặc khi thay dầu không đúng yêu cầu. ngoài ra còn có thể do nhiên liệu đốt không hết, lọc gió bị rách làm cho bụi bẩn vào trong xi lanh.

Khi xéc măng bị kẹt làm cho sự tiếp xúc của xéc măng và xi lanh không đều làm tụt áp suất buồng đốt đồng thời dầu sục lên buồng đốt, ngoài ra có thể làm gãy xéc măng.

Biểu hiện là mỗi lần tăng tốc thì công suất động cơ yếu do vậy sự chuyển động của xe cũng yếu hơn bình thường. Ngoài ra cổ xả có khói.

Đối với trường hợp này ta có thể dùng đồng hồ đo áp buồng đốt để kiểm tra áp suất buồng đốt có đạt thông số yêu cầu. Ngoài ra ta tiến hành tháo xéc măng để kiểm tra kẹt xéc măng.

Xéc măng bị gãy

Đối với trường hợp này ít gặp nhưng không phải là không xảy ra. Nguyên nhân là có thể do không có dầu bôi trơn hoặc thiếu dầu, ngoài ra có thể do nhiệt độ động cơ lớn do thiếu nước hoặc do quạt làm hỏng, tắc đường ống dẫn nước trên két nước.

Tác hại làm hỏng bề mặt xi lanh và làm tụt áp suất buồng đốt dầu lên buồng đốt dẫn đến công suất động cơ giảm.

Biểu hiện là mỗi lần tăng tốc thì công suất động cơ yếu do vậy sự chuyển động của xe cũng yếu hơn bình thường. Ngoài ra cổ xả có khói

Đối với trường hợp này ta có thể dùng đồng hồ đo áp buồng đốt để kiểm tra áp suất buồng đốt có đạt thông số yêu cầu. Ngoài ra ta tiến hành tháo xéc măng để kiểm tra gãy xéc măng.

Trên đây là các thông tin chi tiết về Nguyên nhân xéc măng ô tô bị hỏng và cách khắc phục. Để biết thêm những thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trường dạy nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95  hoặc  0936 98 90 90.