QUẢN LÝ ĐIỆN TÒA NHÀ

  1. Quản lý hệ thống điện tòa nhà là gì?

Đây là một công tác không thể thiếu trong việc vận hành, cũng như duy trì hoạt động ổn định, an toàn, chất lượng, hiệu quả của hệ thống điện tòa nhà.

Đây cũng được xem như là công việc quan trọng nhất của bộ phận kỹ thuật, bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hệ thống điện.

Quản lý hệ thống điện là vận hành toàn bộ hệ thống kỹ thuật điện đúng quy trình. Hơn nữa, trong quá trình quản lý, bộ phận này cần đảm bảo điện được vận hành tốt nhất.

  1. Sự cần thiết của quản lý hệ thống điện tòa nhà.

Quản lý hệ thống điện tòa nhà là rất quan trọng, cần thiết, nó đảm nhiệm những vai trò sau:

  • Giám sát và kiểm tra hệ thống điện.

Nếu tòa nhà hoạt động với hiệu suất điện không đạt tiêu chuẩn, bộ phận kỹ thuật cần tăng cường thêm nhân viên tới để kiểm tra, giám sát hệ thống điện.

Mục đích là phát hiện các lỗi xảy ra, xử lý kịp thời, tránh tình trạng hư hỏng dây chuyền, hệ thống điện, thiết bị điện trong tòa nhà.

  • Ghi lại số điện.

Dựa vào đồng hồ đo, bộ phận quản lý sẽ ghi lại các thông số kỹ thuật vào sổ vận hành, lưu thông tin số điện, cuối cùng thông báo cho ban quản lý tòa nhà một cách công khai, minh bạch nhất.

Từ đó, giúp ban quản lý tòa nhà nâng cao uy tín với cư dân, khách hàng về các khoản phí liên quan đến hệ thống điện của tòa nhà.

  • Cung cấp điện cho các tầng của tòa nhà.

Quản lý hệ thống điện tòa nhà đảm nhiệm vai trò cung cấp điện lên các tầng trong tòa nhà, kiểm tra tủ điện tại các tầng, vệ sinh định kỳ phòng điện chính, kiểm tra dây dẫn điện có bị quá tải không, từ đó đảm bảo hệ thống điện vận hành tốt nhất.

  • Giải quyết các sự cố liên quan đến điện kịp thời.

Quản lý hệ thống điện sẽ khắc phục kịp thời các sự cố thường gặp, báo cho ban quản lý sớm nhất để ban có thể nắm rõ, lên kế hoạch sửa chữa tốt nhất.

Ngoài ra, nếu vượt quá khả năng, nhân viên kỹ thuật sẽ báo cáo ngay với ban quản lý, để từ đó có biện pháp khắc phục nhanh nhất, tốt nhất.

  1. Công tác quản lý hệ thống điện tòa nhà bao gồm những gì?

Việc quản lý hệ thống điện bao gồm những công tác sau:

  • Công tác bảo trì, bảo hành hệ thống điện.

Đây là công tác bảo hành, bảo trì hệ thống điện. Hay việc cử các nhân viên xử lý các sự cố, sai sót của thiết bị trong nhiều trường hợp có vấn đề phát sinh.

Công tác này chỉ được phép thực hiện khi được sự thống nhất với ban quản lý, đảm bảo sự minh bạch, công khai, tránh sai sót về ngân sách.

  • Công tác xử lý sự cố.

Khi sự cố điện xảy ra, bộ phận điện phải có trách nhiệm nắm rõ hoạt động, xử lý nhanh chóng, kịp thời. Để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của cư dân tòa nhà.

Bộ phận kỹ thuật phải vận hành thiết bị, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng của cư dân, duy trì tốt nhất trạng thái hoạt động của thiết bị điện, giúp tòa nhà vận hành tốt nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân.

  • Công tác đào tạo, huấn luyện.

Ban kỹ thuật cần tạo ra những lớp đào tạo, huấn luyện, nâng cao kỹ năng, giải đáp thắc mắc, đào tạo vận hành hiệu quả hệ thống điện, đảm bảo an toàn cho cư dân.

  • Công tác phối hợp

Phòng kỹ thuật cần phối hợp nhịp nhàng với ban quản lý tòa nhà để vận hành, xử lý sự cố an toàn, hiệu quả, nhanh chóng nhất.

Trên đây, là bài tóm tắt nhanh nhất, dễ hiểu nhất, để cư dân của một tòa nhà hiểu được về quản lý hệ thống điện là rất quan trọng. Bạn cần hiểu rõ, chấp hành đúng quy định của tòa nhà, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân.

  1. Sơ đồ hệ thống điện tòa nhà

a. Sơ đồ hệ thống điện tòa nhà là gì

Sơ đồ hệ thống điện tòa nhà là một bản vẽ sơ lược của hệ thống điện trong một tòa nhà. Hệ thống điện này là một phần trong cơ điện và có chức năng hỗ trợ cho quá trình quản lý vận hành bất động sản dễ dàng, hiệu quả hơn. Ngoài ra, sơ đồ này còn giúp các kỹ sư hiểu rõ hơn về tính năng cũng như mạng lưới của hệ thống điện trong tòa nhà.

b. Cấu tạo của hệ thống điện trong tòa nhà

Ban quản lý chung cư, quản lý vận hành tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp cần nắm rõ cấu tạo hệ thống điện của tòa nhà để có thể đưa ra kế hoạch xử lý nhanh chóng khi có sự cố điện xảy ra. Hệ thống điện của tòa nhà được cấu tạo bao gồm những hạng mục về điện sau:

  • Về điện nặng:
    • Hệ thống nguồn chính: Đường dây, máy biến áp, tủ trung thế, đóng cắt chính
    • Hệ thống chiếu sáng dùng trong sinh hoạt
    • Hệ thống tủ điện để phân phối
    • Ổ cắm
    • Hệ thống chiếu sáng dùng trong sự cố
    • Hạng mục tiếp địa
    • Hạng mục chống sét
  • Về điện nhẹ:
    • Internet và mạng Lan
    • Điện thoại
    • An ninh, giám sát
  • Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS/BAS-Building Management System/Building Automation System): Dùng trong tích hợp các hệ thống trong công trình để quản lý và giám sát trạng thái các hệ thống kỹ thuật và tự động hóa quản lý hoạt động của công trình.
  • Hệ thống tổng đài (PABX): Duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa nhà với bên ngoài. Gồm hệ thống tổng đài (PBX) và các điện thoại (Telephone).
  • Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN) và đường trục (Backbone).
  • Hệ thống camera giám sát (CCTV): Dùng trong ứng dụng quan sát hay giám sát an ninh cho công trình.
  • Hệ thống âm thanh công cộng (PA): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng, nhằm truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp cũng như thông báo khẩn cấp trong công trình. Ngoài ra, hệ thống này con có khả năng phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình.
  • Hệ thống Kiểm soát vào ra (Access Control): Hệ thống quản lý ra vào trong công trình, quản lý các cửa ra vào cũng như các thang máy.
  • Hệ thống báo cháy (Fire Alarm): Hệ thống phát hiện và cảnh cáo cháy trong công trình. Đôi khi hệ thống này được tích hợp thêm hệ thống Firemen Intercom.
  • Hệ thống cảnh báo xâm nhập (Intrusion): Hệ thống chống trộm, chống đột nhập trong các công trình, tòa nhà.
  • Hệ thống quản lý bãi đỗ xe (Car Parking): Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh và tự động giám sát, xếp xe.
  • Hệ thống Intercom: Hệ thống liên lạc nội bộ, ứng dụng trong các chung cư cao tầng, kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe, cho phép người được vào ra các khu vực. Trong các bệnh viện thường sử dụng một loại hệ thống Intercom đặc biệt gọi là Nurse call.
  • Hệ thống truyền hình vệ tinh, cáp và Internet (MATV, CATV, IPTV): Hệ thống truyền hình có thể sử dụng tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau.
  • Hệ thống quản lý chiếu sáng (Lighting Control): Tự động hóa giám sát và điều khiển hệ thống chiếu sáng các khu vực của toàn nhà. Điều chỉnh độ sáng, tắt bật đèn theo lập trình.
  • Hệ thống tích hợp âm thanh, hình ảnh (Audio video Visual): Hệ thống tích hợp hình ảnh và âm thanh trong các buối thuyết minh, trình chiếu… Hệ thống tích hợp tất cả những thiết bị từ nhiều hãng sản xuất khác nhau về một hoặc nhiều bộ điều khiển trung tâm theo một trong những phương pháp kết nối/giao tiếp chung như Relay, I/O, Infared(IR), truyền thông nối tiếp(RS232), enthernet để dễ dàng quản lý và sử dụng.
  • Hệ thống đăng ký xếp hàng (Queue system):Thường được ứng dụng trong bệnh viện, ngân hàng
  • Hệ thống hội nghị truyền hình (Teleconferencing) là hệ thống thiết bị (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) truyền tải hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều địa điểm từ xa kết nối qua đường truyền để đưa tín hiệu âm thanh và hình ảnh của các phòng họp đến với nhau như đang ngồi họp cùng một phòng họp.
  • Hệ thống âm thanh hội nghị và hội thảo: Bao gồm các thiết bị âm thanh dùng cho mục đích hội thảo để trao đổi thông tin giữa người thuyết trình và những thành viên tham dự, có thể kết hợp phiên dịch trong các phòng hội nghị, các trung tâm hội nghị quốc tế.
  • Hệ thống đồng hồ trung tâm (Master Clock) là hệ thống dùng để đồng bộ thời gian tất cả các đồng hồ con cũng như tất cả các hệ thống trong công trình theo 1 nguồn thời gian chính xác. Thường ứng dụng trong trung tâm thể thao, sân vận động, sân bay, bến cảng, bệnh viện , trụ sở cơ quan, trường học …
  • Hệ thống MPDP: Hệ thống hiển thị màn hình ghép
  • Hệ thống Camera giám sát giao thông: Ứng dụng cho giám sát tình trạng tại các nút giao thông, tình trạng hệ thống đèn điều khiển giao thông các ứng dụng kiểm soát tốc độ, hay các trường hợp vi phạm giao thông.
  • Hệ thống FIDS (Flight Information Display System): Hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay, tàu điện. Được ứng dụng tại các sân bay hay nhà ga xe điện ngầm…
  • Hệ thống nhà ở thông minh (Smart Home): Tổng thể các giải pháp như hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống cảnh báo an ninh, hệ thống giám sát môi trường, hệ thống giải trí đa phương tiện và nhiều tiện ích khác… sẽ mang lại cho chủ nhân ngôi nhà sự thoải mái, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

c. Hướng dẫn đọc sơ đồ vận hành hệ thống điện tòa nhà

Để đọc được hướng dẫn sơ đồ vận hành hệ thống điện tòa nhà, ban quản lý tòa nhà cần hiểu được ký hiệu của các mạch điện, mạch kích, mạch khuếch đại… Sau đó, hãy vận dụng những kiến thức này để tiến hành đọc sơ đồ:

  • Mối quan hệ giữa các linh kiện, bộ phận, thiết bị, tìm hiểu về thông số điện áp định mức của các thiết bị điện. Sau đó, bạn hãy tiến hành xác định các giá trị thật của điện trở, điện áp để biết được mối quan hệ giữa các thiết bị.
  • Về vai trò của các thiết bị trong mạch điện: Để hiểu rõ được nhiệm vụ cũng như mục đích sử dụng của các thiết bị này, bạn có thể tìm hiểu thông qua thông tin về các bộ phận của chúng.
  • Vị trí của các linh kiện: Linh kiện phải được lắp đặt đúng theo chiều phân cực (một chiều dương, một chiều âm) và theo một chiều cố định. Ngoài ra, bạn có thể nhìn vào phần chân kim loại dài hơn để biết được sự phân cực của các linh kiện này.
  • Chức năng và cách thức hoạt động: Để xác định được đúng chức năng, hiệu suất hoạt động của mỗi mạch điện, bạn có thể căn cứ vào sơ đồ của mạch điện trong tòa nhà.

Tìm hiểu thêm các ngành khác

✅ Sửa chữa Ô tô
✅ Sửa chữa Xe máy
✅ Sửa chữa Điện lạnh
✅ Sửa chữa Điện tử
✅ Sửa chữa Điện thoại
✅ Sửa chữa Điện kỹ thuật ( Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )
✅ Sửa chữa Máy may công nghiệp
✅ May và thiết kế thời trang
✅ Đầu bếp…..

  • Thủ tục nhập học đơn giản
  • Thời gian đào tạo ngắn
  • 30% lý thuyết , 70% thực hành
  • Có bằng trung cấp trong thời gian ngắn
  • Giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp
  • Được học lại MIỄN PHÍ những phần không hiểu

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN

Add : 93 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – HN

Hotline : 0936 98 90 90 – 024 3558 95 95

Facebook : Trường Dạy Nghề Thanh Xuân

Youtube : Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội