Quy trình lắp đặt hệ thống điện ngầm trong tường đạt tiêu chuẩn

Quy trình lắp đặt hệ thống điện ngầm trong tường đạt tiêu chuẩn

 Thiết kế hệ thống điện, đóng lưới tường những đường đã cắt nhằm đề phòng bị nứt tường về sau theo đường ống điện lắp trong tường.

Quy chuẩn sửa chữa lắp đặt điện nước bao gồm:

  1. Khảo sát thực tế mặt bằng thi công

Việc khảo sát thực tế mặt bằng thi công rất quan trọng, từ đó giúp cho người thợ thi công có thể định hình các phương pháp thi công hợp lý, máy móc, thiết bị để thi công

  1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ.

Đọc bản vẽ rất quan trọng bởi từ đó bản vẽ chúng ta triển khai ra mặt bằng thực tế. Chúng ta biết được số lượng thiết bị có trong phòng, chiều cao và ý tưởng bố trí của nhà thiết kế         

  1. Triển khai thi công

+ Đi dây theo phương pháp rút dây

+ Đi dây theo phương pháp dán dây

  1. Đi đây theo phương pháp rút dây
  2. Đặt ống điện âm tường.

Trước khi đặt ống điện ngầm tường, ta phải định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường. Sau đó dùng máy cắt cầm tay cắt tường theo vị trí đã định trước.

  • Chuẩn bị máy cắt

  • Cắt rãnh tường theo bản vẽ đi dây

Lắp đặt ống điện, đóng lưới tường những đường đã cắt nhằm đề phòng bị nứt tường về sau theo đường ống điện lắp trong tường.

  1. Ống điện âm sàn bê tông.

Dùng nước sơn làm dấu các vị trí hộp box trung gian trên sàn cốt pha khi đơn vị thiết kế thi công xong cốt pha sàn.

Đặt các hộp box theo vị trí đã định, dùng ống điện kết nối các hộp box lại, tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị. Công việc được chấp hành khi sàn đã lắp được 1 lớp thép.

Nghiệm thu đường ống, box, đạt tiêu chuẩn tiến hành đổ bê tông sàn.

Khi đỗ bê tông sàn phải có người trực để xử lý khi có sự cố như: dẹp ống, bể ống, mất liên kết, …

  1. Lắp đặt hệ thống máng cáp (Quy trình cần thiết nhất trong khâu lắp đặt điện nướctại nhà ).

Khi lắp đặt hệ thống bằng thang máng cáp cần:

  • Định vị cao độ, vị trí lắp các giá đỡ máng cáp.
  • Gia công các giá đỡ, lắp đặt vào các vị trí đã định vị, khoảng cách các giá đỡ máng từ 1,3m tới 1,5m.

Tại các vị trí máng cáp xuống tủ thì sử dụng co xuống và co lên, không cắt máng bằng thủ công để ghép tại vị trí rẽ ngã 3 ngã 4 của hệ thống máng, mà dùng phụ kiện (tê, co, chữ thập,…) chế tạo tại xưởng nhằm tránh trầy xướt cáp điện trong máng cáp.

Các máng cáp được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an tâm cho tuyến cáp.

– Lắp máng và chỉnh sửa .

  1. Thông ống điện và kéo dây.

Xây dựng tháo cốt pha sàn, sử dụng dây mồi nilông luồn vào ống điện.

Sau khi trần được hoàn thiện thì tiến hành kéo dây nguồn và dây điều khiển cho các thiết bị.

Khi kéo dây ta  kéo theo từng tuyến, từng lộ, theo màu và pha và có đánh dấu dây

Chú ý:

 Đối với cách luồn dây điện bằng ống đi chìm thì việc luồn dây sẽ gặp khó khăn hơn. Việc đi dây trong ống gen âm tường sẽ có hạn chế là chỉ đi được chiều dài dây khoảng 15m đổ lại, chúng ta sẽ phải sử dụng dây mồi có 2 đầu một đầu nhọn để luồn vào trong ống dây, đầu còn lại có móc buộc vào dây, 2 người cùng thao tác, một người kéo, một người đẩy. Điểm lưu ý đối với cách luồn dây điện trong ống đi chìm đó là tiết diện của dây dẫn phải bằng 50% tiết diện của ống luồn dây điện để đảm bảo cho sự chính xác về khoa học và việc đi dây trở lên dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt lưu ý để đảm bảo cho sự an toàn của việc luồn dây điện thì bạn nên lựa chọn các loại ống luồn dây điện được làm từ nhựa cao cấp, có chất lượng tốt để đảm bảo chất lượng tốt nhất

  1. Kiểm tra dây và lắp thiết bị.

Việc kiểm tra lại hệ thống dây trước khi lắp đặt thiết bị là cực kì quan trọng.

Test dây xem có thông mạch, có bị chạm chập trong các bước kéo dây không, độ cách điện giữa các dây dẫn, độ rò rỉ dòng điện.

Dây được kiểm tra an toàn thì thi công lắp đặt thiết bị.

Sau khi thiết kế thiết bị điện hoàn chỉnh thì kiểm tra vận hành thử, dùng amper kẹp xác định dòng từng pha sau đó cân chỉnh dòng pha nhằm bảo đảm sự cân bằng pha trong hệ thống.

Tủ điện được gắn nhãn, sơ đồ chức năng từng thiết bị trong tủ.

  1. Đấu Tủ điện.

Tủ điện âm tường là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng với chức năng là nơi chứa đựng các thiết bị điện như công tắc, aptomat…với đặc điểm lắp đặt âm tường, ta cần làm theo các bước sau:

Lựa chọn tủ điện âm tường phù hợp

Trước khi quyết định lựa chọn loại tủ điện âm tường nào thì quý khách hàng cần phải tính toán các thông số kĩ thuật.

Việc tính toán này rất quan trọng và mang yếu tố quyết định. Tính toán ở đây là tính số lượng các thiết bị cần lắp đặt bên trong tủ điện để chọn được tủ có kích thước và số modul phù hợp nhất. Tránh sử dụng tủ điện quá lớn sẽ gây lãng phí về kinh tế hay tủ điện quá nhỏ thì các thiết bị điện bên trong sẽ dễ bị chập cháy khi hoạt động.

 

Vẽ sơ đồ lắp đặt các thiết bị trong tủ điện

Sự thành bại của tủ điện được quyết định bằng việc lắp đặt các thiết bị bên trong. Bởi vậy mà bạn cần phải phác thảo ra sơ đồ lắp đặt các thiết bị trong tủ điện trước khi tiến hành lắp đặt. Nếu bản thiết kế hoàn hảo và các thiết bị điện trong tủ được sắp xếp hợp lý nhất thì sử dụng tủ điện sẽ rất tiện lợi nhất, phát huy tối đa khả năng và công dụng của tủ điện.

Lắp đặt tủ điện và các thiết bị điện

Tiến hành lắp đặt tủ điện cố định vào vị trí đã được xác định trước đó một cách chắc chắn. Các thiết bị điện cần phải được sắp xếp một cách khoa học, có thứ tự và không được chồng chéo lên nhau.

Đấu dây điện với các thiết bị trong tủ điện

Sau khi các thiết bị điện trong tủ điện đã được cố định vào đúng vị trí thì sắp xếp các đầu dây điện theo đúng thứ tự để khi xảy ra các sự cố như đứt dây còn dễ dàng kiểm tra và sửa chữa nhanh hơn. Đối với các loại dây tín hiệu có độ nhạy cao thì cần phải bọc vỏ chống nhiễu để các thiết bị điện có thể hoạt động một cách tốt nhất.

Cấp nguồn và chạy không tải

Sau khi đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống tủ điện một cách hoàn chỉnh thì bạn nên kiểm tra lại 1 lần nữa để hệ thống đấu dây xem đã đảm bảo an toàn hay chưa? Nếu không có sai sót gì xảy ra thì tiến hành cấp điện cho hệ thống tủ điện

  1. Kiểm tra, nghiệm thu tất cả hệ thống.

Dùng đồng hồ đo điện trở cách điện, kiểm tra thông mạch tất cả các dây dẫn, đảm bảo tính an tâm và thẩm mỹ của hệ thống.

Vận hành hệ thống:

+ Đóng điện toàn hệ thống theo từng cấp và ở chế độ ko tải.

+ Cho hệ thống duy trì ở chế độ có tải (đóng điện cho tải cũng theo từng cấp).

Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật (nếu có).

Vệ sinh toàn bộ hệ thống.

Nghiệm thu hệ thống, bàn giao.

 

Tìm hiểu thêm các ngành khác

✅ Sửa chữa Ô tô
✅ Sửa chữa Xe máy
✅ Sửa chữa Điện lạnh
✅ Sửa chữa Điện tử
✅ Sửa chữa Điện thoại
✅ Sửa chữa Điện kỹ thuật ( Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )
✅ Sửa chữa Máy may công nghiệp
✅ May và thiết kế thời trang
✅ Đầu bếp…..

  • Thủ tục nhập học đơn giản
  • Thời gian đào tạo ngắn
  • 30% lý thuyết , 70% thực hành
  • Có bằng trung cấp trong thời gian ngắn
  • Giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp
  • Được học lại MIỄN PHÍ những phần không hiểu

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN

Add : 93 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – HN

Hotline : 0936 98 90 90 – 024 3558 95 95

Facebook : Trường Dạy Nghề Thanh Xuân

Youtube : Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội