TẠI SAO PHẢI CÓ DÂY TIẾP ĐỊA CHO HỆ THỐNG ĐIỆN?

Dây tiếp địa trong hệ thống điện là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn và ổn định cho các thiết bị điện…

Dây tiếp địa trong hệ thống điện giúp dẫn điện áp dư, đảm bảo sự cân bằng điện trong mạng lưới, ngăn chặn nguy cơ điện giật và bảo vệ thiết bị khỏi hỏng hóc do sự cố điện. Ngoài ra, dây tiếp địa còn hỗ trợ trong việc loại bỏ nhiễu điện từ, giúp cho hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.

Dây tiếp địa là gì?

Dây tiếp địa là gì, có thể chúng ta đã thấy rất nhiều những thông tin về dây tiếp địa như: Dây tiếp đất, dây nối đất đều liên quan đến nối đất… Vậy một cách cơ bản thì dây tiếp địa được hiểu là gì, dây tiếp đất là gì hay dây nối đất là gì?

Hình ảnh minh họa hệ thống tiếp địa cơ bản

Dây tiếp địa ( tên tiếng anh là ground wire) còn được biết đến với những tên gọi như dây tiếp đất, dây nối đất. Dây tiếp địa có chức năng dùng để nối giữa thiết bị điện dùng điện áp 220V như máy giặt, tủ lạnh, bình nóng lạnh… với mặt đất, có tác dụng truyền tải phần điện áp tồn tại trên vỏ máy xuống đất ( nếu có) nhằm tạo ra 1 môi trường an toàn cho người sử dụng và vận hành thiết bị máy móc.

Nối dây tiếp đất cho thiết bị điện để làm gì ?

Điện giật là khi ta vô tình chạm vào vật mang điện, khi bị điện giật chúng ta rơi vào trạng thái mất kiểm soát do các cơ bị co lại.Việc nối dây tiếp địa này giúp phòng chống rò rỉ điện, điện giật khi chạm vào thiết bị do các sự cố hỏng hóc.

Nối dây tiếp đất cho thiết bị điện đảm bảo an toàn khi sử dụng

Chúng ta có thể hiểu đơn giản là, khi các thiết bị bị rò rit điện ra vỏ máy. Vỏ máy chúng ta đã đấu tiếp tiếp địa, vậy dòng điện rò rỉ đó sẽ được truyền xuống đất. khi đó chúng ta có vô tình chạm vào thiết bị đó thì cũng an toàn.

Khi các thiết bị điện bị hỏng hoặc bị ẩm ướt kết hợp với lớp cách điện ở vỏ máy bị hỏng sẽ khiến người dùng bị giật khi chạm vào. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì các thiết bị này sẽ cần phải nối với đất để không truyền điện cho con người.

Các thiết bị điện nào cần nối dây tiếp đất?

Những thiết bị điện dùng nước như tủ lạnh, điều hòa, bình nước nóng, máy giặt, máy rửa chén, máy sấy… đều là những thiết bị tiếp xúc với nước. Trong khi đó, nước có khả năng dẫn điện rất tốt. Khi không may chạm vào thiết bị có nước nhưng bị hở điện có thể gẫn đến các sự cố nguy hiểm như điện giật

Chính vì vậy, những thiết bị này sẽ cần thực hiện nối đất như nối đất cho máy giặt, nối đất cho điều hòa, nối đất cho bếp từ hay nối đất máy nước nóng… Việc nối đất an toàn thiết bị điện chắc chắn sẽ là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả bảo vệ con người.

Nối đất máy giặt

Trong trường hợp lớp cách điện của máy giặt bị giảm mạnh do máy bị ẩm ướt làm xuất hiện rò rỉ điện bên trong và cả lớp vỏ của máy. Khi đó, nước trong máy cũng sẽ bị nhiễm điện.

Nối đất cho máy giặt đảm bảo an toàn khi máy bị rò điện

Nếu bạn vô tình chạm tay vào sẽ khiến bị điện giật. Lúc này, giải pháp hữu hiệu chính là cần phải có dây tiếp địa nối giữa máy giặt với đất để chống giật hiệu quả.

Nối đất cho tủ lạnh

Trong những thiết bị như tủ lạnh, tủ đông hay tủ mát đều hoạt động với môi trường có độ ẩm cao nên rất dễ bị nhiễm điện khi có các sự số rò rỉ. Khi đó, nối đất an toàn cho thiết bị điện sẽ là lựa chọn sáng suốt để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị này.

Nối đất máy nước nóng

Nối đất máy nước nóng hay nối đất bình nóng lạnh đều là công việc cần thiết và đặc biệt quan trọng. Máy nước nóng thường được lắp đặt trong phòng tắm có độ ẩm cao và có thể tiếp xúc với nước.

Chính vì vậy, bạn cần sử dụng máy nước nóng chất lượng với khả năng cách điện tốt và nối đất phù hợp. Điều này đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng nhà tắm và bình nước nóng cùng lúc.

Cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện

Các bước nối đất cho thiết bị điện như sau.

  1. Bước 1:

Bạn cần chuẩn bị 1 sợi dây đồng để làm dây tiếp địa, 1 cọc đồng, hoặc 1 cọc thép mạ kẽm để đóng xuống đất.

  1. Bước 2:

Đóng cọc thép mạ kẽm hoặc cọc đồng xuống đất. Số lượng cọc đóng phụ thuộc vào chất đất tại điểm đóng cọc tiếp địa. chiều dài cọc tiếp địa tối thiểu là 1m đến 2.5m. số lượng cọc đóng sao cho đạt giá trị là 10W.

  1. Bước 3:

Liên kết các cọc tiếp địa lại với nhau bằng hệ thống dây cáp đồng. Liên kết dây cáp đồng và cọc bằng các Ghíp nối chuyên dụng hoặc mối hàn nhiệt chuyên dụng. Sau đó nối 1 dây dẫn từ hệ thống cọc tiếp đất vào phần vỏ máy.

Kết nối dây tiếp đất với thiết bị

Lưu ý khi nối đất cho thiết bị điện

Trong quá trình nối đất cho thiết bị điện, bạn cũng cần nắm được một số những lưu ý để đảm bảo nối đất cho hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số những lưu ý khi tiến hành nối dây tiếp địa.

  • Dây tiếp đất cần phải có lớp vỏ bọc cách điện chắc chắn để đảm bảo an toàn.
  • Trong quá trình nối dây tiếp địa cần ngắt nguồn điện, tránh sự cố điện giật gây nguy hiểm.
  • Chú ý vị trí đặt dây hay cọc trung tâm cần để mặt hố ngang với mặt đất.
  • Kiểm tra các vị trí nối dây đã chắc chắn
  • Tiến hành đo điện trở tiếp đất với mức giá trị điện trở phù hợp là ≤10W.

Nối đất cần đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện

Trên đây là các thông tin chi tiết về lý do của Tại sao phải có Dây tiếp địa cho hệ thống điện. Để biết thêm những thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trường dạy nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95  hoặc  0936 98 90 90.