An toàn lao động trong ngành điện lạnh là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị.
Như chúng ta đã biết trong lao động sản xuất không thể tránh được những tai nạn lao động, không chỉ ở các ngành nghề nói chung, mà đối với thợ sửa chữa và lắp đặt điều hòa nói riêng, vậy chúng ta cùng tìm hiểu trong ngành học của chúng ta thường bắt gặp những tai nạn nào. Việc nắm vững kiến thức về điện, cách xử lý thiết bị điện lạnh và các biện pháp phòng ngừa tai nạn là yếu tố chủ chốt. Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
An toàn đối với môi chất lạnh
Nguyên nhân tai nạn
Do môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp, một số có cháy, có áp suất cao, bị phân hủy tạo khí forgen khi có nhiệt độ cao, nặng hơn không khí 4 lần… do đó khi làm việc tiếp xúc với môi chất lạnh chúng ta không tránh được những tai nạn lao động như bỏng lạnh, cháy, nổ ,ngộ độc …
Cách phòng tránh
– Tuyệt đối không để gas lạnh lỏng , hoặc những vật có nhiệt độ thấp ≤ – 0.55 °C dính vào da khi tiếp xúc lúc này các mô sống bị đóng băng gây tổn thương
– Khi sửa chữa hay nạp gas cho máy lạnh ta cần sử dụng van chống bỏng để đảm bảo an toàn
– Khi thấy đầu rắc co bì rò rỉ gas lỏng ta phải bình tĩnh dùng lục giác khóa van chặn, kìm nước, mỏ lết bình tĩnh siết chặt lại hoặc để xì hết rồi nạp lại
– Không sử dụng bình chứa gas lạnh để san trết các loại khí khác.
– Môi trường làm việc phải thông thoáng, không làm việc ở nơi phòng kín có thể gây ngộ độc khi thiếu oxy.
– Trước khi hàn hệ thống cần đảm bảo hệ thống, nơi làm việc không có gas để tránh cháy nổ, hoặc gas bị phân hủy ở ngọn lửa trần.
– Khi nạp gas cho hệ thống cần đảm bảo lượng gas nạp phải đủ tránh nạp thừa sinh áp cao có thể gây nổ.
– Bảo quản bình chứa gas nơi thoáng mát, tránh những nơi có nguồn nhiệt cao, môi trường có tính ăn mòn.
– Khi làm việc cần phải có các đồ bảo hộ lao động.
An toàn khi sửa chữa lắp đặt trên cao
Nguyên nhân
– Công việc lắp đặt sửa chữa điều hòa là một công việc đặc thù mà thợ điện lạnh luôn phải làm, và nó cũng tiềm ẩn những tai nạn cho người lao động, trong đó lao động ngã cao là phổ biến nó gây tổn thương, có thể tử vong tới người lao động, hoặc có thể các đồ nghề khi lao động bị dơi gây tai nạn cho người xung quanh
Cách phòng tránh
– Đối với khi lao động trên cao chúng ta thường sử dụng thang, giàn giáo, ghế giáo, thang dây… các trang thiết bị này phải đảm bảo an toàn
– Đối với thang tựa, cần phải đặt thang ở với một góc nghiêng >45º và <75º chân thang cần phải lót ván chống
– Chân thang cần phải lót ván chống lún, chống trượt, có thể đóng cọc, để níu chân thang, hoặc người giữ hoặc buộc chặt phía trên thang,
– Khi sử dụng thang cần được kê cao hơn vị trí làm 1 thân người, đối với thang chữ A các móc khóa cần phải chốt chặt và có giằng cứng hoặc mềm để giữ 2 chân thang
– Đối với sử dụng thang dây, cần phải buộc thang vào vị trí chắc chắn, các điểm tì hay tiếp xúc với tường cần phải lót tránh bị cứa đứt, đồng thời người lao động phải có dây bảo hiểm, dây cứu sinh kèm theo
– Đối với giàn giáo cần phải đảm bảo kê dàn giáo nới vững chắc, có ván chống lún, có đầy đủ các giằng ngang, giằng dọc, sàn thao tác cần phải đảm bảo vững chắc chịu được tải
– Đối với giàn giáo đứng độc lập cần phải có cột chống, hoặc níu chặt vào tường của công trình thi công, không làm việc ở phạm vi cơi nới hay kê tạm
– Đối với sử dụng bánh xe khi di chuyển, khi thi công cần phải khóa bánh, khi di chuyển cần phải di chuyển trên đoạn đường phẳng, trên sàn cần đảm bảo không có người và vật để tránh rơi ngã
– Khi lao động trên cao cần có biển báo rào chắn để tránh người đi lại có thể vật dụng dơi
– Người lao động cần phải có túi đựng các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ này cần có dây buộc để tránh dơi xuống phía dưới.
An toàn khi sửa chữa điện
Nguyên nhân
– Đối với một người thợ sửa chữa điện lạnh chúng ta luôn tiếp xúc với điện lúc này có thể tai nạn khi bị điện giật… tùy thuộc vào điện áp, dòng điện, thời gian, có thể gây ra các tổn hại to lớn tới người lao động, người thân
Cách phòng tránh
– Cần phải đảm bảo ngắt nguồn trước khi sửa chữa, và treo biển cảnh báo
– Đối với những máy lạnh để trên mái tôn, hoặc khi thao vỏ máy cần phải dùng bút thử điện kiểm tra trước khi thao tác
– Đối với sửa chữa đồ điện cần phải để các thiết bị lên bàn gỗ, bàn nhựa, người sửa chữa cần phải trang bị đầy đủ các
– Cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi lao động
– Không làm việc ở môi trường ẩm ướt có nguy cơ bị điện giật
– Khi khuân vác các thiết bị kim loại quanh khu vực có mạng điện lưới cần phải giữ khoảng cách an toàn
An toàn cháy nổ
Nguyên nhân
– Trong quá trình sửa chữa hàn nối các thiết bị, thử kín hệ thống chúng ta thường xuyên tiếp xúc với oxi, với các khí Nito, Argon, acetylen, gas,…gây ra các tai nạn như bỏng nóng, cháy, nổ …( tuyệt đối không sử dụng oxy thử kín vì oxy kết hợp dầu gây cháy nổ) gây tai nạn cho người trực tiếp lao động gây tổn hại về kinh tế…
Cách phòng tránh
– Trong quá trình thao tác hàn nối hệ thống (Hàn hơi), cần phải di chuyển các vật dễ cháy ra khỏi phạm vi làm, cần đảm bảo các thiết bị chữa cháy kịp thời khi có sự cố
– Hệ thống hàn cần phải đảm bảo không còn gas, vì một số gas cháy nổ, nơi làm việc thông thoáng
– Khi kiểm tra các thiết bị sau khi hàn, hoặc trong quá trình hàn cần phải có bảo hộ, kìm gắp các vật khi còn đang nóng
– Khi thử kín hệ thống bằng khí Ni tơ hoặc Agong cần phải lắp qua đồng hồ giảm áp, bơm thử lượng khí nhất định theo áp suất cho phép tránh áp lực lớn gây nổ
– Tuyệt đối không sử dụng OXY để thử kín, vì oxy khi kết hợp với dầu gây cháy nổ rất nguy hiểm
– Các rơle thiết bị bảo vệ áp cần đảm bảo tốt, không được nối tắt các thiết bị đó hoặc bỏ qua
Trên đây là các thông tin chi tiết về một số an toàn lao động trong ngành điện lạnh. Để biết thêm những thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trường dạy nghề Thanh Xuân qua website https://truongdaotaonghethanhxuan.edu.vn/ hoặc đến địa chỉ 93 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, hotline: (024) 35 58 95 95 hoặc 0936 98 90 90.