Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân Hướng Dẫn Sử Dụng Tủ Lạnh Sao Cho Hiệu Quả Nhất, Tiết Kiệm Điện Năng Nhất

Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân Hướng Dẫn Sử Dụng Tủ Lạnh Sao Cho Hiệu Quả Nhất, Tiết Kiệm Điện Năng Nhất

Sử dụng tủ lạnh

Tủ lạnh là một thiết bị gia dụng không thể thiếu trong không gian bếp của mỗi gia đinh, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm điện năng nhất

Nguồn điện cấp cho tủ lạnh

– Trước khi cấp nguồn cho tủ ta cần phải biết nguồn điện sử dụng là bao nhiêu rồi so sánh với nơi sử dụng của tủ:

– Các ổ cắm điện, các tiếp điểm điện phải đảm bảo không được chập chờn

– Nếu nơi sử dụng điện yếu <180v lúc này ta sử dụng ổn áp điện, ổn áp này không chỉ phải đủ công suất làm việc của tủ mà còn chịu đc cả công suất khơi động.

– Nếu nơi sử dụng điện chập chờn lúc cao lúc thấp và hay mất điện lúc này ta phải chọn thiết bị bảo vệ lạnh, thiết bị này có công dụng ngắt nguồn cấp tủ khi điện áp quá cao hoặc quá thấp. Đồng thời trễ thời gian từ 5-7 phút khi điện ổn định ổn định trở lại.

– Khi máy hoạt động ta cần kiểm tra máy có rung, lắc  hoặc có tiếng <o,o> không, tiếng kêu có kéo dài không để cân chỉnh chân tủ, tìm nguyên nhân,

– Kiểm tra hệ số thời gian làm lạnh có bình thường không,

 

 

Điều chỉnh nhiệt độ làm việc của tủ:

Tùy vào yêu cầu bảo quản trong tủ lạnh, ta có thể điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh nhờ cài đặt rơ le nhiệt, vị trí rơ le nhiệt được bố trí ngăn đông hay ngăn lạnh, tủ lạnh trực tiếp hay gián tiếp

  • Đối với tủ lạnh trực tiếp có một núm điều chỉnh nhiêt, ( rơ le khống chế nhiệt) rơ le nhiệt này đang được ký hiệu theo số hoặc theo mức độ. Nếu ta để số lớn ( Max) thì nhiệt độ trong tủ đạt được thấp, thời gian tủ hoạt động lâu, được dùng để trữ sản phẩm ở nhiệt độ thấp hơn, trong thời gian dài hơn

  • Đối với tủ gián tiếp ngoài núm điều chỉnh nhiệt độ (rơ le khống chế nhiệt ) ở ngăn lạnh, thì ngăn đông còn một nún điều chỉnh được gọi là khống chế gió, ( kênh gió). Nếu khống chế gió ở ngăn đông nếu điều chỉnh Max thì ngăn đông lạnh nhanh, gió xuống ngăn lạnh ít. Nếu khống chế gió để ở Min thì ngăn đông lạnh ít, gió xuống ngăn lạnh nhiều, chính điều này làm cho người tiêu dùng sử dụng không đúng cách trong mùa hè, lúc này điều chỉnh 2 núm điều chỉnh ở cả 2 ngăn là max lúc này ngăn đông lạnh bình thường, nhưng ngăn lạnh không lạnh, đồng thời tủ chạy trong thời gian dài gây tốn điện, sản phẩm ngăn lạnh hỏng
  • Đối với tủ gián tiếp núm khống chế nhiệt ở ngăn đông, nhưng khống chế gió được bố trí ở ngăn mát ta điều chỉnh ngược lại

+ Khống chế nhiệt mà để Max nhiệt độ ngăn đông thấp, thời gian hoạt động dài dùng để trữ thực phẩm trong thời gian dài và ngược lai

+Khống chế gió được bố trí ở ngăn lạnh nếu để Max gió xuống ngăn lạnh nhiều, nhiệt độ xuống thấp dùng để làm lạnh sản phẩm cần nhiệt độ thấp, và ngược lai


Như vậy nhu cầu sử dụng 2 ngăn như nhau khống chế gió nên để ơ vị trí trung bình, còn khống chế nhiệt độ ta có thể tăng giảm giữa mùa đông, mùa hè, dùng nhiều hay ít, mà điều chỉnh ở những vị trí khác nhau

  • Đối với một số tủ lạnh có bảng điều khiển nhiệt độ và màn hiển thị báo nhiệt độ của từng ngăn, thì nhu cầu bảo làm đông, bảo quản đông cũng như làm lạnh và bảo quản

Bảo quản thực phẩm trong tủ:

Bảo quản thực phẩm ngăn đông

  • Thực phẩm ngăn đông có thể bảo quản trong thời gian dài, nhiệt độ càng thấp thì thời gian bảo quản lâu. Có thể bảo quản 2-3 tháng ở – 12℃ ,

5-6tháng – 18℃, 1 năm ở – 30℃

Thời gian bảo quản thịt bò lâu hơn thịt lợn, cá, gia cầm. Cần nhớ độ ẩm ngăn đông rất thấp nên khi bảo quản nên sử dụng túi ni lông để bọc, đối với sản phẩm không bọc sẽ bị khô, màu sắc bị sạm tối, kém chất lượng

  • Khi chuẩn bị sử dụng ta nên đưa xuống ngăn lạnh để rã đông từ từ để hạn chế nước dịch và dinh dương bị chảy mất
  • Không nên cho gà, vịt, thịt tươi vào ngăn đông vi quá trình kết đông chậm nên các tinh thể đá lớn, xé rách màng tế bào
    • Bảo quản thực phẩm tươi trong ngăn lạnh
  • Nhiệt độ ngăn lạnh từ 2℃- 4 ℃ bảo quản thực phẩm tươi
  • Nhiệt độ ngăn lạnh từ 7℃- 10℃ bảo quản rau củ quả
  • Ngăn lạnh cần thông thoáng để đối lưu dễ dàng.
  • Các giá đựng thực phẩm nên sử dụng bằng các nan là để đối lưu không khí tốt
  • Khi cho thức ăn nên sử dụng nilong bọc kín để nhiễm chéo vi khuẩn
  • Trong ngăn lạnh có nhiều ngăn nhỏ càng gần ngăn đông nhiệt độ thấp, càng xa nhiệt độ cao, nên trên khay để có vẽ các loại thực phẩm để bảo quản
  • Không nên đưa thực phẩn có mùi vào tủ, nếu để cần bọ ký túi ni long vì mùi lây sang sản phẩm khác, khó làm sạch
  • Nên hạn chế mở cửa

 

 

Tìm hiểu thêm các ngành khác

✅ Sửa chữa Ô tô
✅ Sửa chữa Xe máy
✅ Sửa chữa Điện lạnh
✅ Sửa chữa Điện tử
✅ Sửa chữa Điện thoại
✅ Sửa chữa Điện kỹ thuật ( Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )
✅ Sửa chữa Máy may công nghiệp
✅ May và thiết kế thời trang
✅ Đầu bếp…..

  • Thủ tục nhập học đơn giản
  • Thời gian đào tạo ngắn
  • 30% lý thuyết , 70% thực hành
  • Có bằng trung cấp trong thời gian ngắn
  • Giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp
  • Được học lại MIỄN PHÍ những phần không hiểu

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN

Add : 93 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – HN

Hotline : 0936 98 90 90 – 024 3558 95 95

Facebook : Trường Dạy Nghề Thanh Xuân