Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân – Tìm Hiểu Về Rơ Le Thời Gian

RƠLE THỜI GIAN

Cấu tạo

      Gồm có 1 động cơ điện có công suất nhỏ, hệ thống bánh răng, bánh cam và tiếp điểm.

Nguyên lý làm việc

  • Khi động cơ điện có nguồn điện cung cấp lúc này rôto quay sẽ truyền chuyển động sang các bánh răng. Các bánh răng này quay sẽ làm bánh cam chính quay để đóng ngắt tiếp điểm chuyển đổi chế độ làm việc.
  • Thông thường khi bánh cam quay hết 1 vòng thì tủ lạnh thực hiện được 2 chế độ làm lạnh và xả tuyết, thời gian tiếp điểm nào đóng ở trạng thái dài thì chân đó điều khiển nguồn cho Blốc và quạt gió để làm lạnh thời gian tiếp điểm nào đóng ngắn thì chân đó điều khiển nguồn cho sấy.

Cách xác định các chân đấu điện của rơle

Tùy thuộc vào từng loại role mà các chân có kí hiệu hoặc không có kí hiệu.

  • Nếu có kí hiệu 1,2,3,4 thì ta xác định loại rơ le,chế độ dài chế độ ngắn rồi lắp đặt theo sơ đồ
  • Còn nếu không có kí hiệu thì ta xác định như sau:
  • Đối với các chân không có kí hiệu nhưng có 1 chân có màu sắc riêng biệt hoặc có vị trí tách rời thì chân đó là chân 1 chân gần chân 1 nhất là lần lượt 2, 3, 4. Lúc này ta phải xác định loại rơ le  chế độ dài chế độ ngắn rồi lắp đặt theo sơ đồ
  • Nếu các chân của role không có kí hiệu và được bố trí thẳng hàng có cùng màu sắc thì ta phải xác định các chân đấu điện như sau:

Cách 1: Dùng đồng hồ vạn năng để thang X1Ω đo bất kỳ vào 2 chân ngoài cùng xoay trục cam ở 2 chế độ.

+ Nếu  có 1 lần kim lên thông mạch thì chân ngoài cùng là chân 4 kế tiếp là 3,2,1

+ Nếu kim đồng hồ không lên hoặc có giá trị điện trở lớn hơn từ 5k đến 30kΩ thì chân ngoài cùng là chân 1 kế tiếp là chân 2,3,4.

Cách 2: Dùng đồng hồ vạn năng để thang X1k đo vào chân ngoài cùng với chân số 3 kế tiếp xoay trục cam ở 2 chế độ

+ Nếu kim đồng hồ lên có giá trị điện trở lớn từ 5k đến 30kΩ thì chân ngoài cùng là chân 1, kế tiếp là chân 2,3,4.

+ Nếu kim đồng hồ không lên thì chân ngoài cùng là chân 4 kế tiếp là chân 3,2,1                                                                                                                                           

Kiểm tra Rơ le thời gian

   Dùng đồng hồ vạn năng để thang X1k đo vào chân 1 và chân 3, hoặc chân 1 và chân 4.

   Nếu kim đồng hồ chỉ giá trị điên trở từ 5k đến 30kΩ là cuộn dây không bị đứt, lúc này ta kiểm tra tiếp điểm chân 3 với chân 4 và chân 3 với chân 2 xoay trục cam ở 2 chế độ, nếu có sự thay đổi trạng thái đóng ngắt tiếp điểm giữa chân 3 với chân 2 và chân 4 là tiếp điểm tốt, lúc này ta cấp nguồn điện bằng điện áp ghi trên thân rồi quan sát qua mắt kính, nếu thấy rôto hoặc bánh răng quay là role tốt

Thay thế Rơ le thời gian

    Khi thay thế role ta dựa vào hình dạng, chủng loại và điện áp sử dụng.

 * Lưu ý:

   Trong mạch điện tủ lạnh Nếu thay thế role thời gian khác loại thì ta phải thay đổi 1 số vị trí linh kiện trong mạch điện đó hoặc thay đổi chân cấp nguồn giữa chân 3 và chân 4 cho nhau

   Một số role thời gian bên trong cuộn dây có lắp đặt thêm tụ nối tiếp với cuộn dây do đó khi kiểm tra ta dùng đồng hồ vạn năng để thang X10k và khi đó có đảo chiều que đo

 

Tìm hiểu thêm các ngành khác

✅ Sửa chữa Ô tô
✅ Sửa chữa Xe máy
✅ Sửa chữa Điện lạnh
✅ Sửa chữa Điện tử
✅ Sửa chữa Điện thoại
✅ Sửa chữa Điện kỹ thuật ( Gồm: Điện dân dụng + Điện công nghiệp + Điện nước )
✅ Sửa chữa Máy may công nghiệp
✅ May và thiết kế thời trang
✅ Đầu bếp…..

  • Thủ tục nhập học đơn giản
  • Thời gian đào tạo ngắn
  • 30% lý thuyết , 70% thực hành
  • Có bằng trung cấp trong thời gian ngắn
  • Giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp
  • Được học lại MIỄN PHÍ những phần không hiểu

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN

Add : 93 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – HN

Hotline : 0936 98 90 90 – 024 3558 95 95

Facebook : Trường Dạy Nghề Thanh Xuân